24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Thủy Tiên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hơn 680.000 tỷ đồng "tiền tươi" từ ngân hàng đổ vào bất động sản: Ngân hàng lo sẽ gánh rủi ro

Dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản

Các ngân hàng ở Việt Nam rất "mặn mà với đất”, chỉ cần khách hàng lấy đất làm tài sản thế chấp là được vay đến 60% giá trị của đất. Vì vậy, tiền từ ngân hàng đổ vào kinh doanh bất động sản sẽ tăng theo chiều hướng của cơn sốt đất.

Theo giới quan sát, sau vài tháng trầm lắng do ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường bất động sản đang bước vào "cuộc đua” cuối năm khi các dự án lần lượt ra hàng nhằm đón đầu nhu cầu mua nhà trước Tết âm lịch của người dân. Theo đó, nhu cầu vay vốn mua nhà, đầu tư bất động sản sẽ tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm.

Đón xu hướng này, trong những ngày đầu tháng 11/2021, nhiều ngân hàng đang tung ra các chương trình ưu đãi vay mua nhà với lãi suất khá thấp. Theo khảo sát của VnBusiness, Shinhan Bank là ngân hàng có mức lãi suất cho vay bất động sản thấp nhất trên thị trường, chỉ từ 5,49%/năm cho năm đầu tiên và cố định 7,8%/năm từ năm thứ 2 đến năm thứ 5, thời hạn vay lên đến 25 năm.

Tiếp theo là VPBank vừa triển khai chương trình lãi suất cho vay mua bất động sản từ 5,9%/năm từ nay đến 31/12/2021. Khách hàng có nhu cầu vay mua bất động sản có giấy chủ quyền sẽ được lựa chọn một trong các gói lãi suất 5,9%/năm cố định trong 3 tháng, 7,9%/năm trong 6 tháng, 8,3%/năm trong 12 tháng, 8,6%/năm trong 18 tháng hoặc 8,9%/năm trong 24 tháng.

Lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi của khối ngân hàng lớn như Vietcombank có mức thấp nhất 6,79%/năm...

Các chuyên gia cho biết, ở nước ngoài, cho vay bất động sản thường được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ. Chẳng hạn, ở Mỹ, ngân hàng chỉ cho vay mua đất khi đã có dự án hình thành, doanh nghiệp phải chứng minh lợi nhuận từ thu được từ dự án vay. Trong khi đó, tại Việt Nam, chỉ cần khách hàng dùng chính bất động sản đó thế chấp là có thể được vay đến 60% giá trị đất.

Nhìn nhận thực tế, so với nhiều tài sản đảm bảo khác, bất động sản là tài sản đảm bảo ưa thích của các ngân hàng, bởi giá trị được duy trì ổn định, có tính thanh khoản cao, ít mất giá theo thời gian. Vì vậy, khi sử dụng làm tài sản bảo đảm thì tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị tài sản cũng cao hơn so với các loại hình thế chấp khác.

Thống kê cũng cho thấy, những ngân hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản cao vượt trội gồm: ACB (93%), Saigonbank (91%), Agribank (89%), Sacombank (84%), Eximbank (82%), Kienlongbank (82%)…

Tuy nhiên, nói như vậy nhưng không phải tài sản đảm bảo là bất động sản nào khi trở thành nợ xấu, ngân hàng cũng dễ dàng đấu giá thành công. Điển hình, nhiều khoản nợ, tài sản là nhà và đất dù đã được rao bán nhiều lần, hạ giá từ vài chục cho tới vài trăm tỷ đồng so với ban đầu nhưng đến nay vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm.

Ví dụ như hồi tháng 9, BIDV đã rao bán căn biệt thự 234m2 tại số 35 đường Nguyễn Lữ (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) là tài sản do Công ty TNHH Thành Vinh thế chấp tại ngân hàng. Đây cũng là lần thứ 9, BIDV rao bán tài sản này, giá khởi điểm là 14,5 tỷ đồng, giảm gần 10 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên, nhưng vẫn chưa tìm được nhà đầu tư.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả