24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chu Thị Thanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hơn 10 dự án hạ tầng trọng điểm, Tây Nam Bộ trở thành mũi nhọn đầu tư giai đoạn 2022-2030 trên cả nước

Tính đến hiện tại, khu vực 13 tỉnh Tây Nam Bộ đang được đầu tư hàng loạt hơn 10 dự án hạ tầng giao thông quan trọng đường thủy, đường bộ và hàng không với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ USD.  Các dự án đã và đang được quyết tâm triển khai và hoàn thành sớm để giải quyết “ức chế” về thiếu kết nối giao thông gây “cản trở” cho bứt phá kinh tế toàn vùng phía Nam.

Nhằm kết nối khu Đông (từ Đồng Nai) với khu Tây (Long An), cao tốc Bến Lức - Long Thành với tổng vốn đầu tư 1.6 tỷ USD. Dự án này gồm 3 phân đoạn, với mức độ hoàn thành lần lượt là 87.2%, 84.6%, 50% tính đến hiện tại, dự kiến đi vào khai thác năm 2023.

Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có mức đầu tư 12,500 tỷ đồng, tổng chiều dài 51km gồm 4 làn xe đã khánh thành và đi vào sử dụng 4/2022, rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM đi Mỹ Thuận từ 3 tiếng nay chỉ còn 1 tiếng 45 phút.

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đã hoàn thành và đi vào khai thác sử dụng từ cuối 2021 dài 80km gồm 4 làn xe, đi qua TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Tuyến đường này thuộc cao tốc Bắc Nam phía Tây đi qua ĐBSCL đã được phê duyệt nâng cấp lên đạt chuẩn đường cao tốc với 6 làn xe, tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng đầu tháng 9/2021.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 22.97km. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m; giai đoạn 2, xây dựng 6 làn xe cao tốc, nền đường 32.25m. Giai đoạn 1 của dự án được khởi công tháng 1/2021, tổng mức đầu tư khoảng 4,826 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành toàn bộ và đưa vào khai thác vào tháng 4/2023.

Dự án cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang - Cà Mau với tổng mức đầu tư 27,254 tỷ đồng, chiều dài 111km, gồm 6 làn đường, dự kiến khởi công tháng 11/2022. Trong đó, đoạn qua Hậu Giang chiến 58% chiều dài toàn tuyến (63km). UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng ban quản lý dự án gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo đạt 70% trước ngày khởi công dự án. Tuyến cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau hiện đang là tuyến đường trọng điểm quan trọng hàng đầu trong kết nối kinh tế khu vực Tây Nam Bộ.

Hơn 10 dự án hạ tầng trọng điểm, Tây Nam Bộ trở thành mũi nhọn đầu tư giai đoạn 2022-2030 trên cả nước

Sơ đồ các tuyến trục ngang, trục dọc hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư của Tây Nam Bộ

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu kết nối Quốc lộ 91 (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang), điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Tổng chiều dài trên 188km, trong đó, đi qua địa bàn tỉnh An Giang hơn 57km, TP Cần Thơ hơn 37km, tỉnh Hậu Giang gần 37km và tỉnh Sóc Trăng gần 57km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án đạt gần 44,700 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh với tổng chiều dài đoạn tuyến là 26,164 km, tổng mức đầu tư hơn 4,700 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến 2022-2026. Khi dự án hoàn thành sẽ để kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông; hoàn thiện, kết nối tuyến N2, đường Hồ Chí Minh và phía Tây tuyến đường cao tốc Bắc - Nam.

Dự án cao tốc Hà Tiên – Bạc Liêu với chiều dài 225km đi qua các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 33,255 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2026 cũng đã được bộ GTVT đệ trình quốc hội phê duyệt.

Tuyến An Hữu – Cao Lãnh dài 28km đi qua Tiền Giang và Đồng Tháp có vốn đầu tư 5,500 tỷ đồng cũng triển khai vào hoàn thành trong giai đoạn 2021 -2025.

Dự án cảng biển nước sâu Trần Đề dự kiến có diện tích khu cảng khoảng 550 ha, với cầu cảng vượt biển dài 16 km, khu dịch vụ logistics, hậu cần cảng với diện tích khoảng 4,000 ha, các khu công nghiệp sau cảng tại cửa Mỹ Thanh 4,000 ha, cũng đã được thông qua. Dự án sẽ thu hút hàng xuất nhập khẩu trực tiếp từ các cảng thuộc vùng sông Hậu và bán đảo Cà Mau, với khoảng 10 - 11,2 triệu tấn/năm, hàng container từ Campuchia thông qua khoảng 529,000 TEUs/năm.

Hơn 10 dự án hạ tầng trọng điểm, Tây Nam Bộ trở thành mũi nhọn đầu tư giai đoạn 2022-2030 trên cả nước

Miền Tây sẽ có thành phố sân bay hơn 10,000 ha tại Cần Thơ góp phần thúc đẩy xuất khấu các sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL. Ảnh: Duy Quang

Dự án mở rộng sân bay quốc tế Cần Thơ lên thành thành phố sân bay quy mô hơn 10,000 ha nhằm thu hút lượt khách quốc tế và góp phần phát triển kinh tế xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL. Nâng công suất phục vụ dự kiến lên 3 triệu lượt khách/năm. Theo quy hoạch, thành phố sân bay này được mở rộng về phía Nam của TP Cần Thơ, tức tỉnh Hậu Giang.

Đặc biệt, TP Cần Thơ được quy hoạch sẽ trở thành trái tim của Tây Nam Bộ. Theo đó, các tỉnh lân cận TP Cần Thơ như Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp không chỉ được hưởng lợi từ các dự án đầu tư hạ tầng của khu vực mà còn từ sự phát triển của thủ phủ Tây Đô này.

Thực tế đã chứng minh, sự đột phá về giao thông sẽ góp phần to lớn đột phá về kinh tế, nhiều chuyên gia chia sẻ. Bên cạnh loạt các đầu tư hạ tầng, Tây Nam Bộ được định hướng phát triển xanh và bền vững, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư với các dự án du lịch nghỉ dưỡng, các dự án khu đô thị phức hợp phục vụ nhu cầu nâng tầm chất lượng sống, dịch vụ du lịch cho du khách trong ngoài nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả