menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phượng Hồng

“Hồi sức” cho du lịch

Bị ảnh hưởng nặng nhất, ước tính có thể thiệt hại lên tới 7 tỉ USD trong 3 tháng tới do tác động của COVID-19, vấn đề "hồi sức" của ngành du lịch đang được đặt ra.

Xung quanh câu chuyện này, DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN TIẾN ĐẠT – Tổng giám đốc AZA Travel.

“Hồi sức” cho du lịch

- Những đánh giá về thiệt hại cho ngành du lịch ước tính với các con số rất lớn. Nhìn nhận từ kinh nghiệm, ông có đánh giá con số này ra sao?

Dịch viêm phổi virus corona (COVID-19) được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay, trong đó du lịch và hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đây là ngành rất dễ bị tổn thương và đang có sự hội nhập sâu rộng.

Ước tính ban đầu, trong vòng ba tháng tới, bệnh dịch gây ra có thể làm ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 5,9 - 7,7 tỷ USD. Thị trường Trung Quốc vốn chiếm khoảng 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lượng khách có thể giảm từ 90-100%. Không chỉ Trung Quốc, lượng khách từ những thị trường quốc tế chính khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore…cũng có thể giảm từ 50 - 70%.

Với thị trường nội địa, dự đoán khách du lịch giảm 50 - 70%. Thiệt hại từ thị trường này là 1,9 - 2,7 USD.
Rõ ràng nhìn vào những con số này là rất lớn và đáng quan ngại. Nhưng điều tôi cảm thấy lo nhất là khoảng cách giữa thực tế và tâm lý.

- Ông có thể phân tích kỹ hơn về khoảng cách này?

Đang có một thực tế đáng suy nghĩ là khách Việt không đi du lịch (ngay cả đi trong nước) nhưng khách Tây vẫn đi bình thường. Hay như vụ việc đang nhận được các ý kiến trái chiều đó là UBND tỉnh Quảng Ninh không cấp phép cho tàu Aida Vita cập cảng tại TP Hạ Long để phòng dịch COVID-19. Rõ ràng mục đích là tốt nhưng cách thức làm thì có phần cảm tính.

- Dưới góc độ là người kinh doanh trong lĩnh vực này, quan điểm của ông ra sao?

Đây là câu chuyện đáng tiếc. Tôi ví giống như người mới cảm nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc cảm nhưng ở đây đã phải sử dụng đến máy trợ tim! Tiếc khách và mất nguồn thu là một chuyện nhưng cái chính đây là sự thiếu chuyên nghiệp trong những tình huống ứng xử với sự cố khủng hoảng ở những vụ việc cụ thể.

“Hồi sức” cho du lịch

Nhiều doanh nghiệp du lịch đề xuất mở chiến dịch "Tôi an toàn", chuyển tải kịp thời đến du khách về một Việt Nam vẫn an toàn, ngăn khách hủy, hoãn tour. Phát khẩu trang cho du khách tại một khu du lịch ở Đà Nẵng - Ảnh: S.G.

Rõ ràng nếu truy xuất hành trình thì thấy rằng chiếc tàu du lịch Aidavita (quốc tịch Italy) không có bất cứ xuất phát nào từ vùng dịch. Khách Tây người ta không sợ khi đến nước đang có dịch thì hà có gì mình lại phải sợ?!

Vô hình chung, chúng ta đang làm mất đi hình ảnh của Việt Nam là một điểm đến an toàn, đó là chưa kể rất dễ sẽ có những phản ứng dây chuyền, bởi ngay sau đó, con tàu này cũng không đi tiếp tới những điểm Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM theo lộ trình.

Tôi cho rằng cần có một công thức chung cho ngành du lịch nằm trong cả hệ thống xử lý khủng hoảng, đó là nếu xảy ra sự cố doanh nghiệp, chính quyền địa phương, quản lý ngành sẽ làm gì…Có vậy mới tránh được tình trạng bị động, hoảng loạn, mà theo đó sẽ là sự phối hợp nhuần nhuyễn và ứng phó với các sự cố tốt hơn…

- Dịch SARS cách đây gần 20 năm khiến ngành du lịch mất 9 tháng mới hồi phục, còn theo ông COVID-19 sẽ ảnh hưởng ra sao tới một ngành mũi nhọn ở Việt Nam?

Tôi cho rằng ngành sẽ còn chịu nhiều tổn thương và có thể kéo dài cả sau khi dịch bệnh kết thúc tới hết năm. Du lịch nội địa sẽ hồi phục trước sau đó đến thị trường du lịch Đông Nam Á, cuối cùng là tới thị trường Trung Quốc.

- Nói như vậy là ngành du lịch đã phải có những giải pháp quyết liệt, thưa ông?

Đúng vậy. Chúng ta không thể ngồi im chờ dịch hết rồi mới làm mà cần triển khai ngay từ bây giờ trên nhiều phương diện.

Tinh thần của Chính phủ là phòng chống virus Corona nhưng cũng phải chống loại virus của sự trì trệ còn lây nhiễm đâu đó trong hệ thống của chúng ta. Khi hết dịch chúng ta phải quảng bá lại, kiến nghị miễn thị thực, giãn và chậm nộp thuế, khởi động quỹ xúc tiến du lịch…

Còn ngay từ bây giờ, các công ty du lịch nên xem phát triển du lịch nội địa là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Song song với đó là việc mở thêm những thị trường mới tránh bị phụ thuộc vào một vài thị trường chính. Tại AZA Travel để kích cầu thị trường du lịch nội địa, chúng tôi đang triển khai chương trình ưu đãi giảm giá lên tới 70% cho các tour du lịch. Như vậy, giá tour du lịch hiện đang ở mức rất thấp và người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn.

Tôi không hy vọng dịch bệnh sẽ xấu đi nhưng không ai có thể dự đoán trước được điều gì. Mỗi doanh nghiệp cần tính tới tình huống xấu nhất là phải sống chung với dịch bệnh thì từ công thức chung mỗi doanh nghiệp lại lựa chọn cho mình những cách thức phù hợp để “thoát hiểm”.

- Xin cảm ơn ông

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại