menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Thanh Hoa

Hội nghị thượng đỉnh G7: Chưa có giải pháp đột phá cho khủng hoảng lương thực và năng lượng

Nhằm chống lại cuộc khủng hoảng đói nghèo đang gia tăng từng ngày trên toàn cầu, G7  sẽ cung cấp 4,5 tỷ USD để cứu trợ nạn đói, tuy nhiên con số này được đánh giá là quá ít.

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Elmau, bang Bavaria của Đức, đã kết thúc với những giải pháp được xem là “khiêm tốn” đối với các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu.

Tiếng nói của các quốc gia nghèo hơn dường như đã bị "phủ bóng", bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine chi phối hầu hết chương trình nghị sự.

Hạn chế các mục tiêu khí hậu và nhập khẩu năng lượng

Về năng lượng, các nhà lãnh đạo G7 đến từ các nước Đức, Pháp, Italy, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Anh và thành viên đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU), đã cùng xem xét các giải pháp để vừa giảm chi phí năng lượng, vừa tôn trọng các cam kết giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Hội nghị thượng đỉnh G7: Chưa có giải pháp đột phá cho khủng hoảng lương thực và năng lượng

Các đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh: AFP/TTXVN.

Trước sự phản đối của các nhà hoạt động môi trường, G7 đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh bằng một lập trường mềm mỏng hơn. Phát biểu trước báo giới, Chủ trì hội nghị đồng thời là Chủ tịch G7 Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng: "Khí đốt tạm thời sẽ vẫn cần thiết và đó là lý do tại sao chúng ta có thể vẫn cần những khoản đầu tư trong giai đoạn chuyển tiếp này, do đó có thể cần được hỗ trợ”.

Đối với việc chi phí năng lượng tăng cao, ý tưởng đặt ra mức “giá trần” đối với dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu của Nga đã gây xôn xao dư luận trong những ngày trước hội nghị thượng đỉnh.

Các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine đã gây ra những tác động không mong muốn nhưng có thể lường trước được là giá dầu thô toàn cầu tăng cao. Trong bối cảnh đó, một mức “giá trần” có thể vừa làm giảm giá năng lượng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp đồng thời vừa tác động đến dự trữ tiền mặt của Nga.

Mặc dù sự nhiệt tình của các nước là rõ ràng, nhưng cuối cùng, các lãnh đạo chỉ thông báo một thỏa thuận nhằm "nghiên cứu” lệnh cấm Nga bán dầu cao hơn một mức giá nhất định.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: “Việc đặt giới hạn đối với dầu nhập khẩu từ Nga là một ý tưởng rất hay, nhưng ông cảnh báo có thể gặp khó khăn về kỹ thuật trong việc thực hiện”. Chính điều này đã khiến 4 thành viên trong G7 đưa ra thỏa thuận ngừng nhập khẩu vàng từ Nga, một trong những nước sản xuất lớn nhất thế giới. Đây cũng được xem là một nỗ lực thắt chặt các biện pháp trừng phạt với Moscow, làm giảm dòng tài chính chảy về nước này.

Cứu trợ nghèo đói quá ít

Cùng với việc thắt chặt các biện phát trừng phạt Nga, Hội nghị thượng đỉnh G7 cũng tập trung vào việc giúp đỡ Ukraine. Các nhà lãnh đạo đã cam kết hỗ trợ hơn 30 tỷ euro (31,6 tỷ USD) cho ngân sách và các vấn đề nhân đạo.

Nhằm chống lại cuộc khủng hoảng đói nghèo đang gia tăng từng ngày trên toàn cầu, đặc biệt kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, G7 cũng cho biết họ sẽ cung cấp 4,5 tỷ USD để cứu trợ nạn đói.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động đã chỉ trích thông báo này, cho rằng con số này là quá ít. Giám đốc chiến dịch của Oxfam ông Charlotte Becker cho biết trong một tuyên bố rằng: “4,5 tỷ USD là cam kết quá ít để có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, cũng như ngăn chặn việc ngày càng có nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói”.

Theo đại diện của Oxfarm, cần thêm ít nhất 28 tỷ USD để chấm dứt nạn đói và tài trợ cho những lời kêu gọi giúp đỡ của Liên hợp quốc.

Là một câu lạc bộ không chính thức của 7 quốc gia giàu có nhất thế giới, G7 thường xuyên bị chỉ trích vì có sức ảnh hưởng quá lớn đến kinh tế toàn cầu nhưng lại không tuân thủ nhiều cam kết.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thành viên G7 chiếm đáng kể, tới 45% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống từ mức gần 70% của 30 năm trước.

Tranh giành ảnh hưởng

G7 đang lo ngại về vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế, đặc biệt là kể từ khi Trung Quốc khởi động sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), một dự án cơ sở hạ tầng đã đầu tư hoặc cho các nước nghèo vay hàng tỷ USD trong những năm gần đây.

Sự lo lắng về Trung Quốc càng gia tăng tại Hội nghị thượng đỉnh. Ngày 27/6, các nhà lãnh đạo G7 đã tiết lộ kế hoạch huy động 600 tỷ USD để đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng tại các nước đang phát triển, nhằm cạnh tranh với BRI của Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết: “Biện pháp này nhằm cho các đối tác của chúng tôi ở các nước đang phát triển thấy rằng họ có quyền lựa chọn”.

Tuy nhiên, theo lời Giám đốc điều hành tại Viện nghiên cứu Aspen Đức, Stormy-Annika Mildner nói với hãng truyền thông DW: “Đây là một chủ đề lớn trong chương trình nghị sự hội nghị năm ngoái”.

Và dường như không có nhiều điều diễn ra kể từ đó. Bây giờ họ đã tạo ra một liên minh mới, điều mà tôi phải nói rằng nghe có vẻ giống với với những gì họ đã tạo ra hồi năm ngoái, có chăng là cụ thể hơn”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
7 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại