menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Khoa Lương Pro

Hội chứng tâm lý "Chim sợ cành cong, người sợ lâm họa cũ" và bài học của chứng sỹ

1- Canh Luy thời Chiến Quốc là thần tiễn thủ nổi tiếng ở nước Ngụy. Một lần, Ngụy Vương dẫn anh ta đến vùng ngoại ô đi săn, họ vừa thưởng thức cảnh thu, vừa tìm con mồi.

Lúc ấy ở trên bầu trời có một đàn chim ưng bay qua, Sở Vương hỏi Canh Luy: “Chim ưng đang bay trên trời ngươi có thể bắn trúng không?

Canh Luy không do dự trả lời: “không thành vấn đề”. Nói xong liền cầm lấy cung tên, chuẩn bị bắn một con chim ưng lớn cho Sở Vương. KHi anh ta đưa tên lên. thì từ đằng xa nhìn thất một con chim ưng khác cũng bay tới, bay rất chậm, hơn nữa không ngừng kêu lên rất thê thảm.

Canh Luy dừng lại nói: “Đại vương, tôi còn có thể không dùng tên, chỉ kéo cung thôi thì có thể bắn được con chim ứng lớn ở trên trời xuống cho đại vương”.

Sở Vương nhìn Canh Luy với vẻ hoài nghi, còn cho rằng anh ta đang nói khoác.

Canh Luy rất tự tin kéo cung lên, chỉ nghe thấy “phựt” một tiếng, con chim ưng đó vẫy vùng rồi kêu lên một tiếng, thì từ trên không rời xuống.

Mọi người đều cảm thấy rất kỳ lạ, Sở Vương ca ngợi nói: “Tiễn pháp của ngươi thật là danh bất hư truyền, chỉ cần tiếng cung của ngươi thôi cũng đã có thể dọa chết con chim ưng rồi”.

Canh Luy nói một cách khiêm tốn: “Thật ra không chỉ có tôi có thể dọa chết con chim ưng đó, mà đại vương ngài cũng có thể làm được, vì đó là một con chim ưng đã bị thương”.

“Sao ngươi biết?” Sở Vương càng ngạc nhiên hơn.

“Khi nãy tôi thất con chim ưng đó bay rất chậm, tiếng kêu thê thảm. Vì nó từng bị tên bắn và vết thương vẫn chưa lành, cho nên nó bay rất chậm, hơn nữa vì nó đuổi không kịp đàn nên mới kêu lên như vậy. Vết thương cũ chưa lành hơn nữa nó vẫn còn kinh sợ, bây giờ nghe thấy âm thanh của dây cung nó đương nhiên phải cố gắng bay lên cao, nhưng làm vậy thì nó lại động vào vết thương cũ, cho nên mới bị rơi xuống đất”.

Sở Vương cho người nhặt con chim đó lên xem, quả nhiên trên người con chim đó có một vết thương cũ.

Từ đó, người ta sử dụng thành ngữ “Kinh cung chi điểu” hoặc biến thể khác “Chim sợ cành cong” để miêu tả những người đã từng gặp những tình huống bị tổn thương và khi đối mặt với tình huống tương tự thì trở nên hoảng sợ hay nghi hoặc. Câu ngạn ngữ Phương Đông “Một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng” cũng mang ý tương tự.

2- Câu chuyện trong “Thế thuyết tân ngữ” cũng đề cập tới tình huống tương tự, liên quan đến việc “sợ bóng sợ gió”. Cận thần Mãn Phấn của vua Tấn Vũ sợ lạnh, đặc biệt là lạnh giá của gió đông. Một lần, khi Mãn Phấn vào cung gặp vua Tấn, anh ta nhìn thấy gió thổi tuyết rơi bên ngoài cửa sổ. Mặc dù biết rõ cửa sổ nơi bảo điện rất dày và không bị gió tuyết thổi vào, Mãn Phấn vẫn không khỏi run rẩy sợ lạnh.

Vua Tấn cười và Mãn Phấn thú nhận: “Thần tựa như trâu nước Ngô, chỉ cần thấy ánh trăng là thở hổn hển”. Rồi Mãn Phấn kể lại câu chuyện về con trâu nước Ngô:

Trâu nước Ngô sinh sống ở lưu vực sông Hoài và sông Trường Giang. Loài trâu này từ khi sinh ra đã sợ nóng, nên trong mùa hè, chúng thích ngâm mình trong dòng nước mát mẻ. Chỉ cần nhìn thấy mặt trời, toàn thân chúng sẽ nóng lên và thở gấp. Đôi khi, chỉ cần nhìn thấy ánh trăng trong đêm, chúng lầm tưởng đó là mặt trời, thân nhiệt lại tăng cao và hoảng sợ đến mức thở hổn hển.

Từ “Ngô ngưu suyễn nguyệt” (Trâu nước Ngô nhìn thấy trăng liền thở hổn hển), dân gian đã tạo nên câu thành ngữ “Sợ bóng sợ gió” để ví von về sự việc: khi con người nhìn thấy một điều gì đó tương tự với những gì đã từng gây sợ hãi, nỗi sợ lớn sẽ nảy sinh trong lòng.

Mạn đàm :

Phàm là con người khi bị thương hoặc trải qua những trải nghiệm đáng sợ, người ta sẽ nảy sinh tâm lý đề phòng, nghi ngờ.... Khi đối mặt với tình huống tương tự mà họ đã từng trải qua, dẫn đến dễ mắc tâm lý hoảng loạn: “Sợ bóng sợ gió”, khó lòng phân biệt được điều tốt xấu, thật giả,... Các chứng sỹ cũng vậy, lúc uptrend, ăn lồi mồm toác mỏ hàng lái, đầu cơ, cứ chỉnh là múc, sau lại có ăn...rồi đến khi thị trường đảo chiều, không hề nhận ra, vẫn say sưa trading với suy nghĩ, giảm, chỉnh là múc không lại nhỡ tàu, lỡ sóng, mất ăn, sợ thì bao giờ mới giàu được....thế là càng múc, xàng xúc, càng bắt đáy, full margin càng lỗ nhiều hơn... TT rơi được 1 đoạn, hồi được vài phiên, sau đó lại rơi tiếp... khi chỉnh mạnh, nhiều chứng sỹ hoảng sợ, bán tháo cut loss, khi thấy TT tăng, có vài phiên hồi ngắn, bulltrap thì lại FOMO sợ mình vừa bán đúng đáy, TT quay đầu tăng lại nhỡ tàu, thế là đua lệnh múc xúc, full margin, vừa lên tàu thì TT lại quay dầu giảm.... giá cổ phiếu rơi sâu hơn, thủng hết hỗ trợ này đến hỗ trợ khác, tâm lý lo sợ hoảng loạn lại bắt đầu xảy ra và lại tiếp tục cut loss, rồi TT lại có bulltrap vài phiên, giá cổ phiếu lại tăng vù vù, lại sợ nhỡ tàu, lại lao vào múc FOMO, tâm niệm lần này chắc đáy rồi, giá cổ phiếu giảm nhiều lắm rồi, ko xuống được nữa đâu... Thế rồi mua xong nó lại xuống thật, TT lao dốc mạnh hơn, giảm sâu hơn... Tâm lý lo sợ lại trỗi dậy, TT downtrend rồi.... thôi bán hết nghỉ chứng.... đi làm ăn lương thiện thôi, không cờ bạc nữa..... Thế là bán xong TT nó lại hồi, lại tăng, chứng sỹ lại nghĩ, cay, lại bulltrap đây mà, lần này còn lâu mới lừa được tao, đã thế đứng ngoài, không đua lệnh nữa.... chờ tạo đáy xong mới mua... Thế rồi nó cứ tăng, ngồi ngoài mãi sốt ruột nhưng không dám mua, sợ bị dính bẫy bulltrap như trước.... rồi sau đó TT nó vẫn cứ tăng tiếp, tăng mạnh..... ôi... uptrend rồi, phải múc thôi, không nhỡ tàu mất ăn..... Thế là lại leo đọt ....

Sau phiên TT tăng điểm hôm qua, rất nhiều người có biểu hiện tâm lý chim sợ cành cong như vậy rồi, hehe. Đó là lý do TT có vol thấp, ngta gọi là tăng trong nghi ngờ.... Đến lúc gần hết sóng hồi, sóng tăng mới có vol to to là do nhỏ lẻ bị hiệu ứng tâm lý chim sợ cành cong, không kiên nhẫn đc hơn nữa lao vào múc, đua lệnh, thế là leo đọt tập thứ 3-4.... và muôn đời như vậy nó cứ lặp đi lặp lại. Rồi mất niềm tin vào TT, quay ra đổ lỗi cho chim lợn, tay to, đội lái..... là khốn nạn, lừa bịa, TTCK như sới bạc bịp... vân vân và mây mây...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Khoa Lương Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
5 Bình luận 10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại