menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Trung Thu

Hoạt động ngân hàng dự báo tiếp tục khả quan trong năm 2020, bất chấp tác động của dịch do virus Corona

Việc cải thiện chất lượng tài sản sẽ giúp giảm áp lực trích lập dự phòng và tăng tỷ trọng lợi nhuận trước thuế trong tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong năm 2020 của các ngân hàng.

Mặc dù dịch bệnh do virus Corona đang gây ra những lo ngại về tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, ngành Ngân hàng vẫn tiếp tục được đánh giá có triển vọng khả quan trong năm 2020, báo cáo triển vọng ngành mới đây của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Ph

Thông tin đáng chú ý trong báo cáo cho biết, ngành Ngân hàng tiếp tục là sự lựa chọn yêu thích số 1 trong hoạt động đầu tư của BSC với nhận định đây là những doanh nghiệp được dự báo tiếp tục duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan và đang có định giá tương đối thấp.

Phân tích chi tiết của BSC cho biết, trong năm 2020, ngành Ngân hàng được hỗ trợ bởi 5 yếu tố thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.

Thứ nhất, đối với nhân tố vĩ mô, BSC cho rằng, trong năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ vững nền kinh tế ổn định nhằm hỗ trợ phát triển ngành ngân hàng. Theo đó, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc độ tăng trưởng nhẹ, tuy nhiên vẫn sẽ giữ ở mức cao so với khu vực và thế giới.

Tăng trưởng GDP sẽ ở mức 6,5% - 6,6% với đóng góp chính từ tiêu dùng cá nhân và đóng góp từ doanh nghiệp khối FDI.

Thanh khoản hệ thống được dự báo ở mức ổn định nhờ 2 yếu tố là xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt và thặng dư ngân sách nhà nước, dự trữ ngoại hối ở mức cao giúp đảm bảo thanh khoản.

Về tăng trưởng tín dụng, BSC dự báo trong năm 2020 tăng trưởng chỉ ở mức 12,5%, chậm hơn mức ước tính 13% trong năm 2019.

Dự báo này dựa trên các yếu tố như nền kinh tế giảm tốc, GDP tăng trưởng chậm lại, nhu cầu vay vốn dài hạn để sản xuất kinh doanh chậm lại hay việc các ngân hàng thiếu vốn sẽ bị hạn chế cấp tín dụng (CTG, Agribank…)

Thứ hai, NIM toàn Ngành trong 2020 được dự báo cải thiện theo hướng tăng nhẹ nhờ lãi suất cho vay và huy động tiếp tục giảm nhẹ, nhằm hỗ trợ tăng trưởng chung cho toàn thị trường.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng tiếp tục chuyển sang chiến lược cơ cấu lại các khoản vay từ doanh nghiệp lớn sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh cho vay cá nhân giúp cải thiện NIM.

Ngoài ra, với việc nới trần tỷ lệ LDR cũng sẽ giúp ngân hàng giảm bớt áp lực huy động trong hệ thống, gián tiếp cắt giảm chi phí vốn.

Đặc biệt, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, theo BSC, sẽ hạ nhiệt sau khi các ngân hàng huy động đủ nguồn bù đắp phần thiếu hụt do việc rút tiền từ Kho bạc Nhà nước trong tháng 11/2019 và sẽ giữ ở mức thấp nhờ dự báo thanh khoản ổn định.

BSC ước tính NIM toàn ngành sẽ tăng trưởng nhẹ lên mức 3,64%/năm cho các doanh nghiệp niêm yết.

Thứ ba, trong năm 2020, tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu vốn theo tiêu chuẩn Basel 2 vẫn sẽ tiếp tục được coi là mục tiêu trọng tâm của nhiều ngân hàng. Việc hoàn thiện quá trình tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với việc các ngân hàng có thể mở rộng dư nợ tín dụng với nền kinh tế, cải thiện hoạt động kinh doanh.

Theo ước tính của BSC, CAR Basel II của các ngân hàng niêm yết đang ở mức trung bình 11,4% trong năm 2019 và sẽ có khả năng tăng lên 12,1% trong năm 2020.

Thứ tư, áp lực từ việc trích lập dự phòng sẽ được giảm bớt nhờ việc cải thiện chất lượng tài sản ở các ngân hàng.

Từ nhiều năm qua, trích lập dự phòng luôn “ăn mòn” một phần đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2020, BSC đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ được cải thiện nhờ tăng trưởng tín dụng được cấp ở mức thấp giúp các ngân hàng chọn lọc các khoản vay an toàn.

Ngoài ra, việc các ngân hàng tăng cường kiểm soát, hạn chế cho vay vào các ngành nghề rủi ro như bất động sản, các ngành sản xuất làm ăn thua lỗ, quyết liệt xử lý nợ xấu dứt điểm, đảm bảo an toàn cho hệ thống cũng góp phần củng cố và gia tăng chất lượng tài sản ngân hàng.

Đáng chú ý, BSC cho biết, đa phần các ngân hàng niêm yết đã áp dụng thành công Basel II giúp các ngân hàng hướng đến hoạt động ổn định và rủi ro thấp, nâng cao năng lực về vốn cho ngân hàng. Nhiều ngân hàng hiện cũng đã xử lý xong nợ tại VAMC.

Cuối cùng, BSC cho biết, một số ngân hàng dự kiến sẽ niêm yết trong thời gian tới bao gồm: OCB (vốn điều lệ 4,000 tỷ đồng), Maritimebank (vốn điều lệ 11,750 tỷ đồng), SeaBank (vốn điều lệ 5,466 tỷ đồng), ABBbank (vốn điều lệ 5,319 tỷ đồng), Saigonbank (vốn điều lệ 3,080 tỷ đồng), Nam Á Bank (vốn điều lệ 3,021 tỷ đồng), Việt Á Bank (vốn điều lệ 3,500 tỷ đồng), Agribank (vốn điều lệ 30,473 tỷ VND).

Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn khi đầu tư vào nhóm ngành ngân hàng cũng như tăng tỷ trọng toàn ngành trong VN-Index (hiện đang ở mức khoảng 30%).

Mặc dù vậy, BSC cũng lưu ý, tiến độ niêm yết sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng các ngân hàng này giải quyết các khoản nợ xấu còn tồn đọng và hoàn thành các thủ tục để áp dụng Basel II.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại