24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
NVC team Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hiệu ứng bầy đàn Henri Fabre và quy tắc đầu tư vàng trong chứng khoán

Thời gian gần đây, không mấy ai còn xa lạ gì với các mã cổ phiếu, sàn giao dịch, chứng khoán dần trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Thế nhưng, rất ít người đang thật sự chú tâm và nghiêm túc nghiên cứu mà chỉ chạy theo số đông dẫn đến những sự đầu tư thất bại.

Hiệu ứng bầy đàn Henri Fae dùng để chỉ những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Nhà sinh vật học người Pháp đã làm một thí nghiệm với sâu róm. Ông đặt một đàn sâu róm lên rìa của một bồn hoa, con nọ nối đuôi con kia thành vòng tròn, cạnh rìa bồn hoa. Sau đó Henri Fae rải một ít lá thông mà sâu róm rất thích ăn vào trong bồn hoa. Đàn sâu róm bắt đầu nối đuôi nhau bò vòng quanh bồn hoa hết vòng nọ đến vòng kia. Những con sâu róm chỉ biết đi theo con phía đằng trước đến khi cả đàn đều chết vì mệt và đói mà không hề nhận thức được rằng chỉ cần một con thay đổi hướng đi sẽ đến được chỗ lá thông có thể nuôi sống chúng.

"Hiệu ứng bầy đàn" trong đám đông

Áp dụng vào đời sống, người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là đúng, nhưng bản thân lại không hề suy nghĩ về tính hợp lí và khả quan của sự việc. Các nhà tâm lý học xã hội cho rằng hiện tượng này không giống với hiện tượng tuân theo, phục tùng, vì hành động làm theo của họ không bị áp lực bởi số đông tạo ra, mà họ hành động vì cho rằng không lẽ nhiều người cùng làm như thế mà lại không có căn nguyên gì. Điều này giải thích tại sao càng có đông người hành động giống nhau, hiệu ứng tâm lý của nó càng lớn. Càng thêm một người thì càng thêm một bằng chứng cho thấy có điều gì quan trọng đang xảy ra. Như vậy, đám đông càng nhiều người thì càng dễ gây ảnh hưởng. Hiện tượng này trong tâm lý học xã hội gọi là “Hiệu ứng tâm lý bầy cừu” hay “Hiệu ứng bầy đàn”.

"Hiệu ứng bầy đàn" trên thị trường chứng khoán

Quay trở lại năm 2006, thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 145% và vẫn tăng tiếp 46% khi sang đầu năm 2007 – cao nhất trên thế giới (theo báo Nhà Lãnh đạo). Và hiện tại giới đầu tư được một phen tròn mắt khi VN-Index đã vượt đỉnh lịch sử với hơn 1200 điểm. Với sự nhộn nhịp này, chứng khoán đã mang lại cho các nhà đầu tư những cơ hội vàng "xắt" ra miếng, nhưng đồng thời lại cũng tạo một cơn bão sàn giao dịch thất thủ khi đột ngột lao dốc giảm điểm, khiến cho những nhà đầu tư không vững tay phải lao đao.

Theo thống kê không chính thức, thì 95% nhà đầu tư tham gia thị trường đều thua lỗ, và chỉ có khoảng 5% thành công. Có thể trong 1 giai đoạn thị trường tăng, chúng ta đang nắm giữ một số mã cổ phiếu mang lại lợi nhuận nên sẽ rất khó cảm nhận được điều đó, nhưng về dài hạn với những nhà đầu tư từng lăn lộn trên thị trường chứng khoán nhiều năm, họ lại rất hiểu về quy luật "tàn khốc" và "khắc nghiệt" này.

"Hiệu ứng bầy đàn" vốn dĩ luôn xuất hiện trong tất cả thị trường chứng khoán thế giới, chứ không riêng gì ở quốc gia nào. Trong thị trường tư bản, "hiệu ứng bầy đàn" dùng để chỉ trong một nhóm các nhà đầu tư, nhà đầu tư riêng lẻ thường dựa vào hành động của các nhà đầu tư khác để hành động.

Cũng giống như hiệu ứng chuột Lemming, xảy ra khi một nhà đầu tư mua theo những nhà đầu tư khác, tâm lý đám đông này xảy ra khi các nhà đầu tư đi theo phong trào, thiếu kiến thức và thực sự chưa có sự kỳ vọng riêng cho mình. Có thể nói, bản chất của thị trường chính là đám đông, nhưng nghịch lý là khi ta theo đám đông thì thường đám đông không bao giờ chiến thắng. Đã có nhiều lúc, chứng khoán được các nhà đầu tư kỳ cựu nói đùa là “mốt”, là “sân chơi”, phổ biến và phong trào đến mức sàn giao dịch trở thành của người người, của nhà nhà khi hầu hết người dân đều có của sở hữu của riêng mình.Chứng khoán là một thị trường "mua bán rủi ro", nên rủi ro trên thị trường chứng khoán là điều không bao giờ tránh được, và chúng ta chỉ có thể hạn chế bớt rủi ro cho mỗi quyết định đầu tư của mình bằng cách nâng cao năng lực của bản thân.

Nếu vì lý do gì mà NAV của bạn lớn hơn kiến thức của bạn thì sớm hay muộn nó cũng sẽ trở lại vị trí ban đầu vốn có của nó.

Mỗi quyết định mua bán trên thị trường đều chỉ tốn có chưa đầy 1 phút, nhập lệnh và enter, tuy nhiên đằng sau 1 phút đặt lệnh đó nó là cả một khối lượng công việc nghiên cứu khổng lồ.

80% thời gian của những nhà đầu tư cá nhân, những người lướt sóng và trading là theo dõi bảng điện, đọc tin và hóng hớt các diễn đàn, group... trong khi đó có khi chưa đến 20% thời gian là nghiên cứu về doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ hoặc thậm chí nghiên cứu thật kĩ và chuyên sâu về phân tích kĩ thuật.

Những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ dành phần lớn thời gian vào nghiên cứu doanh nghiệp, khảo sát và thực tế doanh nghiệp, sản phẩm, đối thủ, thị trường, phân tích kĩ thuật một cách nghiêm túc, không hời hợt...của công ty mà họ đầu tư, chứ không phải là ngồi hàng giờ trước bảng điện tử và "hy vọng" cổ phiếu tăng giá.

Làm gì để không đi vào vết xe đổ?

Sự kỳ vọng cao vào việc hồi phục tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến thị trường chứng khoán bùng nổ. Ngoài ra, hiệu ứng đám đông vì cơn say tăng trưởng và lợi nhuận đã cuốn hút một lượng rất lớn nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Tại thời điểm này, người người, nhà nhà đều biết đến chứng khoán.

Như Warren Buffet đã từng nói: "By far the best investment you can make is in yourself." (Hãy đầu tư vào bản thân và đầu tư vào bản thân là sự đầu tư tốt nhất).Vì suy cho cùng, con người làm ra tiền bạc, chứ tiền bạc không làm ra con người.

Khi thị trường có những biến động mạnh, để không bị cuốn vào cơn hoảng loạn, nhà đầu tư phải liên tục trau dồi, tự tìm cho mình lối đi riêng, tránh phụ thuộc vào tâm lý đám đông. Học tập từ chính những lần khớp lệnh, chốt lời, cắt lỗ… của mình là cách học tập hiệu quả nhất, nhà đầu tư nên có cuốn sổ tay giao dịch để ghi lại những sai lầm của chính mình để tránh trong những lần giao dịch tiếp theo.

Bên cạnh đó, cần cập nhật thông tin về những quy định, văn bản, chính sách mới được ban hành và các yếu tố vi mô, vĩ mô và mọi thứ có ảnh hưởng để hiểu được cách cổ phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung vận động.

Tách biệt khỏi đám đông, dám bứt khỏi giới hạn của chính mình. Chừng nào lòng tham, sự bộc trực và sợ hãi còn tồn tại trong con người thì chừng ấy vẫn còn tồn tại hiệu ứng bầy đàn. Yêu cầu đặt ra cho giới trẻ hãy biết độc lập, tự làm chủ bản thân khi cần. Hãy chỉ đi theo đám đông khi ý kiến của họ phù hợp với mình và nhanh chóng tách khỏi đám đông nếu họ đi ngược lại với những gì mình tin tưởng. Hàng ngày ngồi trước bảng điện tử chờ đợi và hi vọng không phải là điều sẽ tạo nên thành công lâu dài cho một nhà đầu tư có đầu óc.

Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

NVC team Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả