Hiểu đúng về phiên phân phối và dấu hiệu nhận biết
Hiểu đúng về phiên phân phối và dấu hiệu nhận biết
1. Phiên phân phối là gì
- Phiên phân phối hay còn được gọi là ngày phân phối tại đó chỉ số chung giảm trên 0.2% và khối lượng cao hơn ngày trước đó
- Lưu ý: Chỉ áp dụng cho chỉ số thị trường chung mà ở đây ra tập trung quan sát vào Vnindex, VN30, HNX Index, HNX30 chứ nó không áp dụng cho các cổ phiếu
2. Bao nhiêu phiên phân phối là xấu ?
Về bản chất phiên phân phối đứng một mình không phải xấu. Tuy nhiên, có nhiều phiên phân phối gần nhau cụ thể là trong một tuần thị thường sẽ là dấu hiệu xấu cho thị trường
Khi thị trường có phiên bùng nổ theo đà để bước vào một nhịp lôi kéo mới thì những phiên phân phối thứ 1 và thứ 2 sẽ không có quá nhiều rủi ro
William O’Neil phát biểu dựa trên thống kê:
“Sau bốn hoặc năm ngày phân phối trong khoảng thời gian bốn hoặc năm tuần; chắc chắn thị trường chung sẽ quay đầu điều chỉnh.”
Khi xảy ra điều này, việc bạn cần làm là đánh giá cẩn thận từng cổ phiếu trong danh mục đầu tư và giảm tỷ trọng cho phù hợp. Và trong một số trường hợp, tốt nhất là thoát ra hoàn toàn.
3. Khi nào phiên phân phối hết hiệu lực
Một phiên phân phối hết hiệu lực và sẽ bị xóa nếu ít nhất 1 trong 2 yếu tố xảy ra dưới đây:
- Sau 25 phiên giao dịch được diễn ra tính từ phiên phân phối
- Chỉ số tăng 5% so với mức giá đóng cửa của phiên phân phối
4. Phân phối đỉnh là gì ?
Phân phối đỉnh là hiện tượng một cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá nhưng đột nhiên bị chững lại đi ngang một vài phiên; và kèm theo đó là khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng đột biến.
Phân phối đỉnh không chỉ xảy ra đối với mỗi cổ phiếu mà nó còn xảy ra với toàn bộ thị trường chung.
Khi cổ phiếu hay thị trường chung xảy ra phân phối đỉnh; thì hoặc nó sẽ giảm sâu hoàn thành chu kỳ của riêng hoặc cổ phiếu sẽ chỉnh ngắn hạn rồi tích lũy đi ngang trong một thời gian ngắn. Sau đó lại bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.
5. Các dấu hiệu nhận biết phân phối đỉnh
Giá cổ phiếu điều chỉnh ngay trong phiên: Giá cổ phiếu tăng mạnh đầu phiên tuy nhiên càng về cuối phiên giá cổ phiếu càng giảm; và kèm với khối lượng giao dịch tăng cao hơn so với mức trung bình hoặc mất khối lượng. Các nhà đầu tư thường gọi đây là bull – trap. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất và nó thường đánh vào tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; còn gọi là “bẫy tăng giá”.
Hình ảnh:
Chỉ số giao dịch ghi nhận lại sự giằng co quyết liệt giữa cung và cầu: Lượng cung đổ vào thị trường tăng đột biến lúc này tuy nhiên vẫn có cầu hấp thụ khối cung này; khiến chỉ số không giảm sâu. Các nhà đầu tư khi có xu hướng tăng đều rất lạc quan; và sẵn sàng giải ngân mới khi chỉ số có điều chỉnh. Cho nên, phần lớn nguồn cung bán ra này là của các nhà đầu tư lớn.
Giá cổ phiếu hoặc chỉ số giảm rất mạnh ngay từ đầu phiên với khối lượng khớp lệnh tăng đột biến: Đây là hiện tượng xảy ra thường xuyên khi thị trường xuất hiện những diễn biến xấu bất ngờ. Nhà đầu tư lớn thực hiện bán ra quyết liệt khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ bất ngờ không kịp phản ứng. Biểu hiện này thường là nhịp phân phối cuối của chuỗi quá trình này.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận