Hiểu đúng về ngày “Bùng nổ theo đà (FTD)” - Phần 2
Chúng ta làm gì khi xuất hiện ngày “Bùng nổ theo đà (FTD)”?
Hãy trở lại thị trường từ từ khi có ngày bùng nổ theo đà
Không phải mọi ngày bùng nổ theo đà đều dẫn đến xu hướng tăng lớn, bền vững, xác suất thành công chỉ ở mức khoảng 75%. Đó là lý do tại sao phải quay lại thị trường từ từ khi ngày bùng nổ theo đà xảy ra và quan trọng nhất phải tìm ra được cổ phiếu vượt thoát nền giá đầu tiên.
Trong trường hợp xu hướng tăng thất bại, hãy tuân theo các quy tắc bán cắt lỗ và chấp nhận một khoản thua lỗ nhỏ, vì chúng ta còn chưa giải ngân tỷ trọng lớn.
Cách đi lệnh sau khi ngày “Bùng nổ theo đà” xuất hiện:
Mua cổ phiếu đầu tiên phá vỡ nền giá, với tỷ trọng khoảng 10-15%NAV, tiếp tục quan sát xem liệu thị trường có tiếp nối đà tăng không này tốt hay không, liệu có các cổ phiếu dẫn đầu tiếp theo xuất hiện không, liệu cổ phiếu vừa mua có vận động tốt không hay nó quay đầu giảm xuống dưới điểm mua với khối lượng cao và biên độ giảm giá lớn?
Nếu mọi diễn biến đi đúng như dự kiến, hãy mua thêm cho đủ tỷ trọng vị thế đầy đủ (25%NAV/cổ phiếu) tại các điểm mua bổ sung thích hợp. Nếu thị trường thực sự đang bắt đầu một uptrend mới, chỉ trong vòng 1-3 tuần sẽ giải ngân hết được toàn bộ NAV.
Nếu 1-2 lần giải ngân đầu thất bại, ví dụ những tín hiệu báo Cutloss liên tục là đèn báo hiệu cho ngày “Bùng nổ theo đà” thất bại. Nên nhớ mức Cutloss tối đa trong khoảng 7%-10% cho mỗi vị thế nắm giữ.
Hãy tập trung vào cổ phiếu dẫn đầu:
Không phải cổ phiếu nào cũng sẽ tăng mạnh sau ngày “Bùng nổ theo đà” vì vậy chúng ta phải chọn lọc những cổ phiếu có sự hội tụ đủ về mặt cơ bản và kỹ thuật để tối ưu hóa lợi nhuận trong khoản thời gian ngắn nhất.
Ưu tiêu những cổ phiếu nằm trong nhóm ngành hưởng lợi, có kết quả kinh doanh tăng trưởng các quý gần nhất >25% và triển vọng có thể duy trì trong các quý tới. (câu chuyện cơ bản tốt sẽ viết ở bài viết sau).
Quan trọng nhất là cổ phiếu phải tạo nền đủ dài và siết chặt trong bối cảnh đa số các cổ phiếu đã gãy xu hướng trước đó. Và sau xuất hiện phiên breakout + volume đột biến đầu tiên sau ngày “Bùng nổ theo đà”
Ví dụ:
VEA: Xuất hiện điểm mua sau ngày FTD vào đầu T1.2019.
PHR: Xuất hiện điểm mua sau ngày FTD vào đầu T1.2019.
HPG: Xuất hiện điểm mua sau ngày FTD vào đầu T1.2021.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận