24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Nguyễn Trường Giang Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hiểm họa đồng USD và tầm quan trọng của vàng

Nếu mọi khoản nợ ngân hàng đều được hoàn trả thì tiết kiệm ngân hàng sẽ không tồn tại nữa và toàn bộ dòng tiền sẽ cạn kiệt. Một ý nghĩ thật là khủng khiếp.

Chúng ta (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) hoàn toàn dựa vào ngân hàng thương mại. Mỗi đồng USD cảu chúng ta lưu thông, bất luận là tiền mặt hay tín dụng, đều cần phải có người vay mới có thể tạo ra lưu thông. Nếu như ngân hàng thương mại có đủ nguồn tiền tệ thì nền kinh tế của chúng ta sẽ trở nên phồn vinh, nếu ngược lại, chúng ta sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái. Chúng ta tuyệt đối không có một hệ thống tiền tệ mang tính vĩnh viễn. Khi nắm được mấu chốt cùa toàn bộ vấn đề – sự hoang đường của hệ thống tiền tệ cũng như sự giúp đỡ vô tư đến khó tin của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – chúng ta sẽ thấy rằng tiền tệ là vấn đề cần phải điều tra và suy nghĩ, và tầm quan trọng của nó nằm ở chỗ: trừ khi người dân hiểu sâu sắc hệ thống tiền tệ này và áp dụng các biện pháp nhằm đối phó với nó, nếu không, sự văn minh hiện tại của chúng ta cũng sẽ tiêu vong - Robert S. Parker

Giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta

Nếu căn cứ theo bản chất thì tiền tệ có thể chia ra thành hai loại cơ bản là tiền vay mượn và phi vay mượn. Tiền vay mượn chính là hệ thống tiền tệ pháp định đang lưu thông chủ yếu ở các quốc gia phát triển hiện nay, thành phần chủ yếu của nó bao gồm các khoản vay mượn “tiền tệ hóa” của Chính phủ, các công ty cũng như tư nhân.

Đồng USD chính là một trường hợp điển hình nhất trong số các đồng tiền vay mượn. Nó được tạo ra cùng lúc với quá trình sinh ra nợ nhưng cũng đồng thời bị triệt tiêu khi nợ được hoàn trả. Mỗi đồng USD trong lưu thông đều có giá trị như một hóa đơn ghi nợ, mà mỗi hóa đơn ghi nợ đều sinh ra lãi hàng ngày và không ngừng tăng lên theo kiểu lãi mẹ đẻ lãi con. Vậy những khoản doanh thu từ lãi suất lên đến con số khổng lồ này thuộc về ai? Câu trả lời là hệ thống ngân hàng tạo ra đồng USD. Lợi tức của đồng USD vay mượn là % ngoài tổng lượng tiền tệ vốn có, và tất nhiên, nguồn lợi tức này đòi hỏi đồng USD vay mượn mới phải được tạo ra bên cạnh tổng lượng tiền tệ hiện có, hay nói cách khác, người dân vay tiền càng nhiều thì nguồn tiền cho vay sẽ càng tăng. Việc vay mượn và tiền bạc gắn chặt với nhau mà kết quả tất yếu là tiền cho vay mãi mãi tăng lên, đến khi áp lực lãi suất vượt quá sự phát triển của nền kinh tế và dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Tiền tệ hóa dịch vụ vay mượn là một trong những nhân tố gây bất ổn nghiêm trọng nhất trong nền kinh tế hiện đại và nó thông qua dự chi tương lai để thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Câu nói của người Trung Quốc xưa đại loại “thu không bù chi” chính là muốn đề cập đến ý này.

Một loại tiền tệ khác, đó chính là tiền tệ phi vay nợ mà vàng bạc là đại diện. Loại tiền tệ này không cần đến sự hứa hẹn của bất cứ người nào, không phải là món nợ của bất cứ ai và thứ mà nó đại diện chính là thành quả lao động đã hoàn thành của loài người, là thứ có được từ sự tiến hóa tự nhiên trong thực tiễn xã hội kéo dài hàng mấy nghìn năm. Nó không cần đến sự cưỡng chế của bất cứ thế lực nào, có thể vượt qua mọi thời đại và ranh giới quốc gia và là phương pháp thanh toán cuối cùng nhất trong hệ thống tiền tệ.

Trong tất cả các loại tiền tệ, vàng bạc đồng nghĩa với việc “sở hữu thực tế”, còn tiền pháp định lại đại diện cho “phiếu nợ + sự hứa hẹn”. Và hàm lượng vàng của hai loại tiền này c1o sự khác nhau về bản chất.

Đồng NDT của Trung Quốc nằm giữa ranh giới hai loại tiền này. Mặc dù trước mắt, trong hệ thống đồng NDT vẫn đang tồn tại yếu tố “dịch vụ vay mượn hóa tiền tệ”, nhưng nếu căn cứ vào chủ thể của đồng NDT thì nó vẫn thể hiện đủ chất và lượng của sản phẩm và dịch vụ đã hoàn thành trong quá khứ. Việc phát hành đồng NDT không hoàn toàn giống như phát hành đồng USD (đồng USD dùng nợ quốc gia – công trái làm thế chấp). Do ngân hàng trung ương công hữu phát hành cho nên đồng NDT tránh được khả năng các khoản chi trả lợi tức khổng lồ rơi vào túi tư nhân. Nhìn từ góc độ này, thuộc tính của đồng NDT có vẻ gần hơn với vàng bạc. Đồng thời, vì không có vàng bạc làm chỗ dựa nhưng lại có thuộc tính cơ bản của đồng tiền pháp định, đồng NDT phải dựa vào sức cưỡng chế của Chính phủ mới có thể đảm bảo giá trị tiền tệ.

Sự hiểu biết về chế độ tiền tệ pháp định của phương Tây, đặc biệt là bản chất của đồng USD, là tiền đề cần thiết cho sự cải cách tương lai của đồng NDT.

Hệ thống dự trữ cục bộ – nơi khởi nguồn của lạm phát tiền tệ

Ngân hàng (hiện đại) vốn dĩ là không công bằng và chứa đựng nhiều tội ác. Các nhà tài phiệt ngân hàng có cả Trái Đất. Họ tước đoạt tất cả mọi thứ của con người, chỉ để lại cho họ quyền tích lũy và lưu giữ tiền tệ. Nhưng, nếu như quyền tích lũy và lưu giữ tiền tệ cũng bị tước đoạt nốt thì mọi vận may của sự giàu có đều không tồn tại. Nếu không có những quyền này, thế giới hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Nhưng nếu vẫn cam tâm tiếp tục làm nô lệ cho các nhà ngân hàng và chấp nhận chi trả những khoản phí nô dịch cho họ thì các bạn cứ việc tích lũy và lưu giữ tiền bạc.- J. Stamp

Ban đầu, ngân hàng chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ lưu giữ vàng bạc của người gửi. Khi đem vàng bạcgiao cho ngân hàng, người gửi được phát một biên lai chuẩn gọi là “tín phiếu ngân hàng”. Những tờ tín phiếu này dần dần trở thành công cụ giao dịch trong xã hội và được gọi là tiền tệ.

Theo đó, ngân hàng có thể đem “tín phiếu ngân hàng” đổi thành vàng bất cứ lúc nào. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng chính là “phí ủy thác quản lý” do người gửi chi trả.

Dần dần, các nhà ngân hàng “thông minh” nhận ra một điều rằng, thường có rất ít người gửi vàng đem “chứng chỉ ngân hàng” đổi thành vàng, và khi thấy vàng nằm bất động trong kho như vậy, ngân hàng không khỏi cảm thấy ngứa ngáy, và câu hỏi khiến họ băn khoăn là làm thế nào để “đánh thức” nguồn vốn đang ngủ yên này? Thêm vào đó, trong xã hội luôn có một số người cần sử dụng tiền, vậy là các nhà ngân hàng bèn mở dịch vụ cho vay, người vay chỉ cần trả lãi suất cho ngân hàng đúng hạn. Khi người vay tiền đến ngân hàng, các nhà ngân hàng dùng nhiều biện pháp như phát hành thêm hóa đơn hay “tín phiếu ngân hàng” để kiếm lời. Chỉ cần không thêm quá nhiều các loại tín phiếu, ngân hàng sẽ không tạo ra sự hoài nghi của người gửi. Kinh nghiệm của các nhà ngân hàng cho thấy, nếu số “chứng chỉ ngân hàng” được phát hành thêm gấp 10 lần thì ngân hàng sẽ an toàn. Do mức lãi suất từ việc cho vay giống như thứ tiền bất ngờ, tự dưng mà có, càng nhiều càng tốt nên các nhà ngân hàng bắt đầu hiện diện khắp nơi để lôi kéo khách hàng đến gửi tiền. Và để thu hút người gửi, thay vì thu lệ phí gửi vàng như trước đây, họ bắt đầu chi trả lãi suất cho người gửi.

Trên thực tế, khi thực hiện dịch vụ cho vay vàng, các nhà ngân hàng cung cấp cho khách hàng hai loại sản phẩm khác nhau hoàn toàn: loại thứ nhất là dịch vụ “lưu gửi tiền vàng” thuần túy, loại thứ hai là “đầu tư tiết kiệm”. Sự khác biệt về bản chất của hai loại dịch vụ này nằm ở quyền sở hữu tiền vàng. Trong tình huống thứ nhất, khách hàng có quyền sở hữu tuyệt đối với lượng tiền vàng đang lưu gửi, nhà ngân hàng đảm bảo với khách hàng rằng họ có thể cầm biên lai đến rút tiền ra bất cứ lúc nào họ muốn. Còn ở trường hợp thứ hai, khách hàng tạm thời mất quyền sở hữu với lượng vàng đã gửi vào tiết kiệm, và nhà ngân hàng sử dụng khoản tiền này để quay vòng cho vay. Ngay sau khi ngân hàng thu hồi khoản đầu tư từ nguồn vàng này, khách hàng lưu gửi mới có thể khôi phục lại quyền sở hữu vốn có của mình.

Trong loại hình dịch vụ thứ nhất, tín phiếu ngân hàng tương ứng là dự trữ toàn ngạch; còn trong lại hình dịch vụ thứ hai, tín phiếu ngân hàng tương ứng là “giấy nợ + sự hứa hẹn”. Số lượng tín phiếu ngân hàng phát hành ra nhiều hơn lượng vàng thực tế của ngân hàng và coi đó là một hình thức dự trữ cục bộ. Loại tín phiếu theo kiểu “giấy nợ + sự hứa hẹn” như thế này luôn ẩn chứa nguy cơ rủi ro, đồng thời dễ gây lạm phát tiền tệ. Đặc tính này cho thấy rằng, tín phiếu ngân hàng này hoàn toàn không phù hợp với vai trò giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong xã hội, đồng thời không thể hiện được chức năng thước đo cơ bản của hoạt động kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Lê Nguyễn Trường Giang Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả