menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dung Phạm

Hết ưu đãi giá mua, dòng vốn ngoại vẫn “đổ” vào điện mặt trời

Các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Na Uy đang rót vốn đầu tư điện mặt trời tại Việt Nam dù giá mua ưu đãi 9,35 cent/kWh đã hết hạn từ ngày 30/6.

Thêm một nhà máy điện mặt trời vừa được khánh thành tại khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) do Công ty cổ phần Fujiwara (Nhật Bản) đầu tư. Dự án có tổng công suất lắp đặt 100 MWp, tổng vốn đầu tư 63,7 triệu USD, là một trong những dự án quan trọng trong chương trình phát triển năng lượng tái tạo của Bình Định.

Đến nay, dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 với công suất 50 MWp, sản lượng điện dự tính hàng năm đạt 61 MW/h, là dự án năng lượng tái tạo đầu tiên trong khu kinh tế Nhơn Hội hòa lưới điện quốc gia.

Công ty cổ phần Fujiwara thành lập từ năm 1999, có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản kinh doanh chính trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp. Từ năm 2011, Fujiwara thành lập ban năng lượng nhằm hoạt động phát triển năng lượng tự nhiên.

Hiện doanh nghiệp này phát triển mảng thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống điện mặt trời.Fujiwara đầu tư một loạt các dự án điện mặt trời tại Nhật, Sir Lanka và Việt Nam.

Thực tế từ đầu năm tới nay, cả nước ghi nhận sự tham gia của một loạt các nhà đầu tư ngoại vào lĩnh vực điện mặt trời. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục triển khai các dự án quy mô lớn dù giá mua ưu đãi 9,35 cent/kWh đã hết hạn từ ngày 30/6.

Mới đây, Tập đoàn Scatec Solar (Na Uy) ngỏ ý đầu tư nhà máy điện mặt trời nổi Trị An với công suất 1.000 MW, bằng 1/4 công suất điện mặt trời Việt Nam hiện tại. Đây là nhà máy điện mặt trời thứ 4 của Scatec Solar tại Việt Nam sau dự án 3 nhà máy trị giá 500 triệu USD với tổng công suất 485 MW được tập đoàn này ký thỏa thuận hợp tác đầu tư hồi tháng 5.

Scatec Solarlà nhà đầu tư điện mặt trời có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưArgentina, Brazil, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Honduras, Jordan, Malaysia, Mozambique, Rwanda, Nam Phi và Ukraine với tổng công suất 1GW. Tập đoàn này đang nhắm đến mụctiêu công suất 3,5GW vào cuối năm 2021.

Hồi tháng 5, Công ty cổ phần Năng lượng QN (Hàn Quốc) đầu tư 70 triệu USD xây nhà máy điện mặt trời cũng tại khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), với công suất 40 MWp, với mục tiêu tháng 6/2020 kết nối vào lưới điện quốc gia.

Hay như việc các nhà đầu tư Thái Lan gần đây liên tục mua lại cổ phần các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Vào tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thailand) đã công bố tăng thêm 65 triệu USD cho hai công ty Eastern Power Group Plc và Communication & System Solution Plc để cấp vốn cho việc xây dựng hai nhà máy điện mặt trời tại Phú Yên. Công suất phát điện kết hợp khoảng 100 MW.

Năm 2018, Tập đoàn năng lượng B.Grimm Power PLC của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại Công ty cổ phần TTP Phú Yên - đơn vị chủ đầu tư nhà máy mặt trời công suất 257 MW. Trước đó, nhà đầu tư này cũng hợp tác với một công ty trong nước để xây dựng dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Tây Ninh.

Một nhà đầu tư Thái khác là Công ty Sermsang International cũng mua 80% cổ phần dự án điện mặt trời Bình Nguyên ở Quảng Ngãi, công suất 49,61 MW...

Vốn dĩ cơ chế giá khuyến khích phát triển điện mặt trời đã tạo động lực cho các dự án năng lượng tái tạo phát triển, tuy nhiên còn nhiều vấn đề bất cập như tình trạng quả tái lưới điện, nhiều dự án điện mặt trời phải cắt giảm công suất.

Cơ chế giá bán điện mặt trời từ các nhà máy cho hệ thống điện quốc gia đang chờ Chính phủ phê duyệt, sau khi thời hạn ưu đãi 9,35 cent/kWh hết hạn ngày 30/6.

Tại buổi họp báo Chính phủ đầu tháng 8 vừa qua, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ này đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án giá điện mặt trời sau ngày 30/6 với quan điểm sẽ chia theo khu vực, không để một giá đối với điện mặt trời. Ngày 15/9, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ phương án giá.

Trước đó, Bộ Công Thương trình 2 phương án giá mua điện mặt trời chia theo 4 vùng và 2 vùng, đa phần ủng hộ phương án chia 2 vùng. Nếu theo cách chia này, vùng 1 sẽ gồm 6 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk) đang bị quá tải về lưới điện và vùng 2 sẽ là các tỉnh còn lại.

Theo thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam, 82 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.464 MW đã được đóng điện thành công tính đến hết ngày 30/6/2019, vượt xa con số 4 nhà máy với tổng công suất chưa tới 150MW vào giữa tháng 4.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại