Hẹp dư địa nới lỏng tiền tệ
Trong năm 2020, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ không còn nhiều, do vậy nên ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do SARS-CoV-2.
VPBank là một trong những doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiệt hại do dịch SARS-CoV-2
Cần thêm hỗ trợ từ chính sách tài khóa
Năm 2019, NHNN có nhiều biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ như giảm lãi suất phát hành tín phiếu, giảm lãi suất trên thị trường mở, giảm trần lãi suất huy động, giảm lãi suất dự trữ bắt buộc, bơm tiền đồng ra thị trường để mua ngoại tệ dự trữ… Nhưng đây là sự nới lỏng có kiểm soát, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế chỉ tăng 13,5%.
Tuy nhiên với năm 2020 khi dịch SARS-CoV-2 hoành hành thì dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ không còn nhiều. Với những diễn biến bất thường của dịch bệnh này, giải pháp hỗ trợ tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp phải đến cả từ chính sách tài khóa. Chính vì vậy, bên cạnh nỗ lực của ngành ngân hàng nhằm giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịchSARS-CoV-2, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công và có nhiều biện pháp nhằm giãn, giảm thuế cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tính đến nay đã gần 2 tháng dịchSARS-CoV-2 tiếp tục phát triển, nếu không kiểm soát được dịch này thì hậu quả không thể lường được hết. Chính phủ và ngành ngân hàng cần có những gói trợ hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Với các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởiSARS-CoV-2, trong đó có du lịch, truyền thông trên quốc tế là rất quan trọng. Đối với những gói hỗ trợ cho ngành du lịch, Chính phủ cần đầu tư để có biện pháp phòng chống tại vùng trọng điểm du lịch...
Ưu tiên ổn định chính sách tiền tệ và hỗ trợ doanh nghiệp
Bài học nới lỏng tiền tệ một cách thái quá trong năm 2009-2010 nhằm đối phó với suy giảm kinh tế toàn cầu vẫn còn nguyên giá trị khi những năm sau đó Việt Nam phải trải qua những đợt lạm phát hai con số trong khi không tránh khỏi đình trệ kinh tế trong nhiều năm.
Riêng với chính sách tiền tệ hiện nay, mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá. NHNN cũng có quan điểm là không nới lỏng chính sách tiền tệ, mà duy trì như hiện tại. Sự ổn định của chính sách tiền tệ sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho người dân, không diễn ra tình trạng găm hàng, đầu cơ tăng giá. Hơn thế, việc xây dựng các gói kích cầu để dự phòng là cần thiết, song chỉ nên áp dụng với một nhóm đối tượng nhất định đi kèm với kiểm soát chặt dòng tiền.
Hiện tỷ lệ cung tiền/GDP và tín dụng/GDP đã tăng lần lượt từ khoảng 120% và 110% trong năm 2013, lên tới 170% và 150% như hiện nay. Đây là những con số rất cao so với các nước khác trên thế giới. Trong bối cảnh lạm phát đang có nguy cơ tăng nhanh, thì không nên đặt thêm gánh nặng thúc đẩy tăng trưởng cho chính sách tiền tệ.
Do vậy, nên ưu tiên tiếp tục thực hiện những cải cách mang tính cấu trúc nhằm hướng tới một hệ thống tiền tệ lành mạnh hơn. Những hỗ trợ’ về lãi suất, nếu có, chỉ nên giới hạn ở những doanh nghiệp trực tiếp chịu tác động của dịchSARS-CoV-2.
NHNN cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng không được tăng lãi suất cho vay, kể cả lãi suất huy động. Trong trường hợp cần thiết, sẽ có điều chỉnh để gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận