menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dung Phạm

Hệ thống ngân hàng châu Á "lao đao" vì thương chiến

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, không chỉ có FED gặp khó, mà hệ thống các ngân hàng trung ương tại Châu Á cũng lao đao

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gặp khó khăn. Thế nhưng, có vẻ như không phải chỉ có FED mới “không chịu nổi nhiệt” của cuộc chiến này, mà hệ thống các ngân hàng tạichâu Áthậm chí phải “giương cờ trắng”.

Tháng trước, Ngân hàng Trung ương của Malaysia đã giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2016. Mức cắt giảm 25 điểm cơ bản, xuống còn 3% là một dấu hiệu rõ ràng về rủi ro toàn cầu.

Trong bối cảnh các mức thuế quan từ Washington ngày càng trở nên căng thẳng, thiệt hại từ các tài sản thế chấp ngày càng tăng, các thị trường đang xôn xao về các bước nới lỏng có thể có ở Trung Quốc, Indonesia và một số quốc gia khác tại Đông Nam Á.

Kể từ khi Fed "tantrum" năm 2013 xảy ra (tantrum là một chỉ số chỉ sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn khỏi đó vào năm 2013), có quá nhiều vốn rời khỏi các thị trường mới nổi.

Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư đã thoái khoảng 15 tỷ USD vốn cổ phần khỏi các thị trường ở các nền kinh tế mới nổi trong bối cảnh hoạt động sản xuất thương mại bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến Mỹ - Trung.

Chỉ số của người quản lý mua hàng (Nikkei Purchasing Managers" Index) ở Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc đã giảm xuống dưới mức 50 điểm, báo hiệu sự sụt giảm của thị trường. Và xu hướng giảm điểm này cũng đang diễn ra tại thị trường Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.

Điểm đáng lo ngại nhất lại đến từ nền kinh tế Trung Quốc- động lực tăng trưởng quan trọng của châu Á, lại chỉ ở mức 50,2 điểm. Chi tiết trong bảng Chỉ số quản lý mua hàng của Caixin/Markit cho thấy trong tháng 5, sản lượng hàng hóa giảm, giá xuất xưởng đang bị đình trệ.

Đứng trước tình trạng trên, nhiều doanh nghiệp tỏ ra rất lo lắng về kế hoạch sản xuất trong tương lai. Trong một kết quả khảo sát của Nikkei, niềm tin của các nhà sản xuất đã xuống thấp kể từ tháng 4 năm 2012.

Hệ thống ngân hàng châu Á "lao đao" vì thương chiến

Chỉ số mua hàng Nikkei của các nước Châu Á trong tháng 4 và 5/2019 (Nguồn: Nikkei)

Thậm chí, theo giới quan sát thì tốc độ thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Đông Nam Á trên thực tế còn nhiều hơn con số trong các báo cáo. Chỉ tính riêng trong hai tháng 4 và 5 vừa qua, khoảng 12 tỷ USD vốn nước ngoài đã rời khỏi các sàn chứng khoán đại lục.

Đây được xem là làn sóng thoái vốn lớn nhất kể từ năm 2014 – năm mà Bắc Kinh triển khai chương trình kết nối chứng khoán Trung Quốc-Hồng Kông để đầu tư nhiều hơn cho các công ty đại lục. Năm năm đã trôi qua, một lần nữa dòng thoái vốn này lại xảy ra, nhưng tính chất của nó lại hoàn toàn khác.

Chuyên gia kinh tế Jingyang Chen đến từ Ngân hàng HSBC nhận định Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) "sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân" nhằm khắc phục phần nào tình trạng thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng duy nhất động thái tiền tệ từ PBoC sẽ không đủ để bảo vệ châu Á khỏi cơn thịnh nộ sắp tới của Tổng thống Trump. Và có vẻ như Tổng thống Trump không hề có ý định ngừng chĩa đại bác về phía Trung Quốc khi mới đây ông tuyên bố sẵn sàng áp các mức thuế mới nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận thương mại nhân Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức vào cuối tháng này tại Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, các thị trường mới nổi khác của châu Á đang ở một vị thế rất bị động khi ở giữa một cuộc chiến chưa có hồi kết của hai cường quốc. Các ngân hàng trung ương có thể cắt giảm lãi suất và chính phủ của họ có thể có các chính sách hỗ trợ thị trường bằng cách đưa ra các gọi kích thích tiêu dùng ngắn hạn. Nhưng những “chất ổn định” như vậy không phải là bài toán đường dài trong cuộc chiến Mỹ - Trung.

Nhà kinh tế học Udith Sikand của Gavekal Research cho rằng: "Giá trị gia tăng sản xuất của Trung Quốc lớn hơn khoảng 50% so với tất cả các quốc gia trong khu vực cộng lại.Vì Mỹ dường như đang theo đuổi một cuộc chiến thương mại đa phương diện nhằm mục đích đưa các sản xuất lớn trở lại lãnh thổ Mỹ. Nếu điều này xảy ra, rõ ràng người chịu thiệt trong cuộc chiến này không chỉ có Trung Quốc”.

Trong một động thái mới nhất của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố danh sách các quốc gia cần theo dõi chặt chẽ do những cáo buộc liên quan đến thao túng tiền tệ, bao gồm Trung Quốc, Đức, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Việt Nam.

Cụ thể, các quốc gia này bị cáo buộc có thặng dư tài khoản vãng lai tương đương 2% GDP (tiêu chí trước đây là 3%). Hai tiêu chí còn lại là can thiệp liên tục vào thị trường đối với một loại tiền tệ quốc gia và thặng dư thương mại với Mỹ đạt ít nhất 20 tỷ USD.

Câu trả lời là thế nào đi chăng nữa, thì đã đến lúc Châu Á cần phát triển theo hướng bền vững và đa nhiệm. Trong khi các ngân hàng trung ương và các nhà quản lý tài chính đang nỗ lực chống lại sự suy thoái sắp tới, các chính phủ phải nỗ lực để đảm bảo nền kinh tế của mình không quá lệ thuộc vào xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là cần san bằng các sân chơi cho các công ty khởi nghiệp, tăng cường nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, cải thiện các chính sách giúp tăng khả năng cạnh tranh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả