menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thùy Linh

Hệ thống bơm, rút tiền của Fed và phép thử liều cao với sự ổn định của thị trường

Các chính sách của Fed không hẳn liên quan tới cú sập của thị trường chứng khoán hay sự bùng nổ rồi lao dốc của tiền số.

Quyết tâm chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ được "thử lửa" ngay cả trước khi cuộc suy thoái tiềm năng xảy ra.

Sẵn sàng cho sự thay đổi của Fed

Có lẽ, các chính sách của Fed không hẳn liên quan tới cú sập của thị trường chứng khoán hay sự bùng nổ rồi lao dốc của tiền số. Đúng hơn, đây là về "hệ thống bơm tiền" của Fed, vốn được thiết kể để đảm bảo thị trường hoạt động trơn tru và tạo điều kiện cho dòng tiền vào và ra khỏi hệ thống tài chính. Quá khứ cho thấy, khi những rạn nứt xảy ra, Fed buộc phải điều chỉnh hướng đi nhưng có rất ít cảnh báo trước.

Nhìn lại những giai đoạn mà Fed thay đổi đường lối chính sách hoặc thực hiện các hành động khẩn cấp, có thể thấy gián đoạn trong sự lưu thông của thị trường tiền tệ và thị trường nợ của Chính phủ Mỹ là nguyên nhân chính. Mối quan ngại nổi lên xung quanh các thị trường này, vốn là yếu tố cần thiết cho sự ổn định của hệ thống tài chính, sẽ chỉ tăng lên khi Fed bắt đầu rút thanh khoản khỏi thị trường bằng cách giảm bảng cân đối kế toán 8.900 tỷ USD của mình.

screenshot1653752825-165375311-6990-8040 data-natural-width640

Bảng cân đối kế toán của FED đã tăng gấp đôi chỉ tính riêng từ 2019 tới nay. Ảnh: Bloomberg.

Vấn đề là những gì vốn từng được coi là hiếm gặp lại đang trở nên phổ biến hơn. Tháng 3/2020, khi đại dịch hoành hành gây tác động lên người tiêu dùng và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoảng loạn tìm kiếm tiền mặt. Thanh khoản thị trường trị giá 17.000 tỷ USD của trái phiếu kho bạc đột ngột biến mất. Fed đáp lại bằng việc mua trái phiếu không giới hạn cho tới hiện nay. Thị trường trái phiếu kho bạc kể từ đã đã tăng lên 23.000 tỷ USD.

Bắt đầu từ tháng tới, Fed sẽ cắt giảm lượng trái phiếu đang nắm giữ, hầu như chỉ bao gồm trái phiếu và chứng khoán có đảm bảo. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách hy vọng việc cắt giảm có thể không làm gián đoạn hoạt động của thị trường nhưng nó sẽ đi kèm với những gì được cho là tiến trình tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed trong các cuộc họp chính sách tiếp theo, động thái nhằm kiểm soát lạm phát.

Rủi ro hiện tại đang cao hơn do sự hiện diện lớn của Fed trên thị trường trái phiếu. Ảnh hưởng của cơ quan này trong vài trò một nhà cung cấp thanh khoản cũng đã phát triển theo cấp số nhân. Quy mô bảng cân đối kế toán cũng tăng hơn gấp đôi kể từ cuối năm 2019. Thêm vào đó, Fed không đơn độc. Ngân hàng châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh và Ngân hàng trung ương Australia cũng đang kết thúc các chương trình nới lỏng định lượng, được đưa ra nhằm hạn chế ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trước đó, khi Fed điều chỉnh bảng cân đối kế toán giai đoạn 2017-2019, ECB vẫn đang tiếp tục mua trái phiếu.

Bài học xương máu giai đoạn 2017-2019

Hai điều có thể xảy ra sai lầm khi Fed bắt đầu cắt giảm danh mục đầu tư trái phiếu của mình. Một là cơ quan này phải cân đối các khoản nợ phải trải, phần khác là tính tới các khoản dự phòng của ngân hàng. Mặc dù hiện tại những khoản tiền này rất dồi dào nhưng các ngân hàng cần liên tục dành đủ dự trữ để đáp ứng các quy định ngày càng khắc khe hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi những khoản dự trữ này đủ, chúng cũng không được giải ngân đồng đều giữa các ngân hàng. Chính sự mất cân bằng này đã khiến thị trường repo sôi sục vào năm 2019. Giả sử, bảng cân đối kế toán của Fed thu hẹp khoảng 500 tỷ USD trong năm nay, dự trữ ngân hàng có thể giảm khoảng 1.000 tỷ USD vào cuối năm từ 3.300 tỷ USD hiện tại.

screenshot1653752798-165375308-7322-4520 data-natural-width583

Dự trữ của các ngân hàng đang "dồi dào" nhưng lịch sử cho thấy nó có thể thay đổi nhanh chóng. Ảnh: Bloomberg.

Chỉ 3 tháng trước khi lãi suất repo tăng lên 2 con số vào tháng 9/2019, các quan chức Fed đã trấn an các nhà đầu tư rằng dự trữ rất dồi dào và việc giảm bảng cân đối kế toán sẽ diễn ra trơn tru. Sau đó, ngày 17/9/2019, khi lãi suất repo tăng lên 10%, Fed đã buộc phải điều chỉnh, kết thúc sớm việc giảm bảng cân đối kế toán và mua tín phiếu kho bạc.

Thị trường trái phiếu kho bạc sẽ không thể tránh khỏi tình trạng mất giá. Các giao dịch mua của Fed đã cải thiện thanh khoản thị trường trong một phân khúc vốn không thực sự hấp dẫn.

Tuy nhiên, không phải Fed không rút ra bài học cho chính mình. Hiện tại, có một bộ phận thường trực được lập ra để giải quyết nhu cầu tiền mặt khẩn cấp và giúp giải quyết nguy cơ "trật đường ray" tiềm ẩn. Và Fed cũng đã có cách tiếp cận thận trọng trong việc giảm bảng cân đối kế toán lần này. Phần lớn là nhờ những trải nghiệm năm 2019.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã hứa sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn đà suy giảm của bảng cân đối kế toán trước khi dự trữ giảm xuống dưới mức được coi là "dồi dào". Tuy nhiên, rõ ràng Fed cũng đang không chắc chắn động thái của mình sẽ tác động ra sao đến tính thanh khoản của thị trường. Thêm vào đó, bộ phận ra đời nhằm giải quyết nhu cầu tiền mặt khẩn cấp cũng chưa được kiểm chứng trong thực tế.

Điều duy nhất mà người ta chắc chắn là một khi Fed bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán trong khi vẫn liên tiếp tăng lãi suất 0,5% mỗi lần trong mùa hè này, sẽ có một quy mô thắt chặt chưa từng có. Nếu xương sống của hệ thống tài chính bắt đầu rạn nứt, hãy hy vọng Fed sẽ thay đổi chính sách của mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại