menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Huyền My

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MAS) đã nhận định về triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2023.

Khả năng sinh lời

CASA suy giảm; triển vọng NIM và CASA kém lạc quan

Áp lực lạm phát gia tăng và triển vọng thu nhập kém khả quan ảnh hưởng đến mua sắm và tiêu dùng, gián tiếp làm giảm CASA: Tăng trưởng tiêu dùng và mua sắm là động lực tăng trưởng chính cho tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của các ngân hàng trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, động thái thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh vĩ mô bất ổn sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì CASA. Ngoài ra, lạm phát cao cũng khiến người dân tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn và lợi nhuận đủ bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền, nhưng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lại kém hấp dẫn. Chúng tôi cho rằng nhóm NHTM sẽ khó chứng kiến lại những bước nhảy vọt về CASA trong ngắn hạn.

Biên lãi thuần (NIM) chịu nhiều áp lực: Năm 2022, trung bình NIM của các ngân hàng niêm yết đạt 3.63%, tăng 25bps sv.ck., nhờ tăng tỷ trọng bán lẻ trong danh mục tín dụng tại hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng NIM có khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022, dựa trên giả định sau: 1) chất lượng tài sản suy giảm dẫn đến thu nhập từ lãi không ổn định; 2) chi phí huy động cao hơn do yêu cầu tuân thủ các chỉ tiêu thanh khoản của hệ thống NH; 3) CASA kém tích cực.

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?

Tăng trưởng thu nhập chững lại

Lợi nhuận 2022 của các ngân hàng niêm yết tiếp tục tăng trưởng vượt trội: Năm 2022, tổng lợi nhuận hoạt động trước trích lập dự phòng (PPOP) của 27 ngân hàng niêm yết đạt 366 nghìn tỷ đồng (+20.1% sv.ck.), trong khi LNTT lại tăng đến 33.6% sv.ck., đạt 246 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần (NII) chỉ tăng 22.8% trong năm 2022, thấp hơn mức tăng năm 2021 là 24.6%, mặc dù tăng trưởng tín dụng cao hơn. Tăng trưởng thu nhập thuần từ các dịch vụ giảm từ +33.6% năm 2021 xuống +14.7% năm 2022 do thị trường trái phiếu ảm đạm và các chương trình giảm phí giao dịch. Thu nhập khác (NOI) chỉ tăng nhẹ 8.3% do nhiều ngân hàng ghi nhận lỗ trong HĐKD ngoại hối và chứng khoán.

Chi phí dự phòng cao và thu nhập thuần từ lãi giảm tốc sẽ gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận ngành trong năm 2023: Chi phí tín dụng dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2023, do các yếu tố sau: 1) tỷ lệ nợ trễ hạn tăng cao trong năm 2022; 2) suy giảm bộ đệm dự phòng; 3) kết thúc thời hạn tái cấu trúc của các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi COVID-19; và 4) quan ngại về chất lượng tài sản do lãi suất thị trường cao và căng thẳng thanh khoản. Thu nhập từ dịch vụ tăng trưởng chính nhờ dịch vụ bán chéo bảo hiểm dựa trên giả định tập trung cho vay bán lẻ, trong khi nguồn thu nhập từ các hoạt động ngân hàng đầu tư không quá khả quan. Ngoài ra, dự phóng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp và NIM suy yếu sẽ làm giảm đà tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng.

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?

Định giá và điểm nhấn đầu tư​​​​​​​

Rủi ro xuất hiện​​​​​​​

Rủi ro hệ thống gia tăng: Đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng cho ngành BĐS của các tổ chức tín dụng đạt 2.58 triệu tỷ, tăng 24% sv.ck. và chiếm 21.2% tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, 68% tín dụng BĐS là cho vay mua nhà và phần còn lại là cho vay các HĐKD khác liên quan đến BĐS, theo NHNN. Đáng lưu ý, một số NPT BĐS gặp khó khăn trong vấn đề tuân thủ nghĩa vụ thanh toán TP. Mặc dù đa phần khoản vay của những doanh nghiệp này chưa bị ghi nhận là nợ xấu, nhưng khả năng không thể hoàn tất nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi vay của họ vẫn có thể xảy ra. Hệ quả là không những nợ xấu của NHTM bị ảnh hưởng tiêu cực mà còn tạo ra gánh nặng trích lập không chỉ trong ngắn hạn. Tình trạng khó khăn của nhóm DN BĐS có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công và hoàn thiện, gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến người mua nhà. Vì vậy, không chỉ các ngân hàng có dư nợ cho vay DN BĐS lớn bị ảnh hưởng, mà các NHTM có danh mục bán lẻ cũng chịu một phần hệ quả.

Từ đầu năm 2022, giá cổ phiếu của các nhóm SOCB (đặc biệt là VCB) có mức giảm thấp hơn nhiều so với VN-Index và nhóm PJCB: Do điều kiện vĩ mô không thuận lợi cũng như các sự kiện bất thường có tầm ảnh hưởng lớn (như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, v.v.), các cổ phiếu nhóm SOCB được ưa chuộng hơn so PJCB, nhờ tỷ trọng tài sản rủi ro không cao và có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan NN trong quá trình hoạt động. Với tình hình thị trường được dự kiến chưa kém khả quan trong năm 2023, cổ phiếu SOCB vẫn là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi. Rủi ro chính của các cổ phiếu này là mức định giá tương đối cao so với các NH khác hay so với chính quá khứ của họ. Mặt khác, một số PJCB cũng rất tiềm năng như ACB với hoạt động ổn định và ít rủi ro tập trung. MBB và TCB cũng là hai NH đang được giao dịch ở mức định giá tương đối thấp, tuy nhiên, cần lưu ý rủi ro đầu tư tương đối lớn do dư nợ đối với nhóm tài sản có rủi ro cao của hai ngân hàng này khá lớn. Chúng tôi cũng cho rằng diễn biến giá của các NHTM sẽ có nhiều biến động trong năm 2023, phụ thuộc vào cả yếu tố nội tại lẫn bên ngoài như: các thay đổi trong chất lượng tài sản, lãi suất và tỷ giá, sức khỏe của nền kinh tế, cũng như các biện pháp tháo gỡ khó khăn tạm thời cho ngành BĐS từ phía các nhà điều hành.

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?

Mức định giá hiện tại

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?

P/B 5 năm của các ngân hàng

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
6 Yêu thích
2 Bình luận 11 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại