Hành xử với thị trường
Ứng xử với thị trường chứng khoán, tài chính cần cực kỳ cẩn trọng, minh bạch và có trách nhiệm giải trình để vun đắp, bồi bổ nó thay vì vùi dập, làm tan nát nó.
TS Lê Xuân Nghĩa nói: “Bất cứ hành động nào trong khuôn viên tài chính đều phải cẩn trọng. Xử lý con người nhưng phải giữ được tài sản”. LS Trương Thanh Đức bổ sung: “Nếu không khoanh vùng mà làm lớn thì rất nguy hiểm”. Ông Đức thậm chí thốt lên: “Tốt nhất là thôi bắt người”.
Cuộc tọa đàm mà ở đó hai ông được trích dẫn trên đây diễn ra trong bối cảnh CP gửi công điện khẩn cấp cho các bộ về các biện pháp áp dụng cho thị trường chứng khoán, một động thái rất hiếm có. Mặc dù vậy, vốn hoá sàn HoSE đã bị sụt giảm tới 366.185 tỷ đồng, tương ứng gần 16 tỷ USD như là hệ lụy của VNIndex liên tục giảm trong 5 phiên gần đây.
Ông Nghĩa nói, vụ trái phiếu ở Tân Hoàng Minh “chưa có gì ghê gớm” so với một vài vụ khác đã xảy ra trong quá khứ. Giải pháp là lấy tài sản của THM để trả cho các nhà đầu tư vì niềm tin của nhà đầu tư trong tương lai. “Chúng tôi đã kiến nghị với cấp rất cao của Chính phủ để giữ cho bằng được uy tín thị trường (TPDN), giữ cho bằng được niềm tin của nhà đầu tư”.
LS Đức nói thêm, hệ thống luật pháp đối với chứng khoán và TPDN đến nay là “đầy đủ và khá chặt chẽ”. Vì vậy, tới đây không nên bàn thắt chặt hơn nữa, kể cả việc phát hành riêng lẻ và phát hành công chúng để trói chặt thị trường.
Hai ông tin rằng, thị trường chứng khoán và TPDN ở VN còn non trẻ so với nhiều quốc gia khác sẽ tiếp tục phát triển khi kinh tế vĩ mô của VN được giữ ổn định.
——
Tút dưới của ông Nguyễn Duy Hưng, SSI:
Khi tăng lãi suất giá vốn không còn rẻ thì thị trường chứng khoán tất nhiên sẽ giảm điểm. Đây mới chính là nguyên nhân của xu thế thị trường khi cả thế giới đang kiểm soát cung tiền ra thị trường. Việc cơ quan chức năng kiểm soát việc giao dịch của một số nhóm thao túng thị trường, cũng như đang kiểm tra chấn chỉnh việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các Tập đoàn kinh tế tư nhân đã ảnh hưởng giảm sâu đến thanh khoản và giá của một số mã chứng khoán nhưng thực sự vẫn theo xu thế chung của thị trường thế giới.
Từ đầu năm tới nay, VNIndex giảm 7%, Mỹ (SP500) giảm 6.4%, Hàn Quốc giảm 9%, Hang Seng giảm 9.7%, TQ giảm 16.5% ….
Theo thống kê thì sau khi tăng lãi suất, thì 2 tháng đầu thị trường chứng khoán luôn bị điều chỉnh giảm, nhưng sau 12 tháng thì đa số thị trường tăng điểm cao hơn so với trước khi tăng lãi suất.
Theo Bloomberg, P/E dự báo của thị trường Việt Nam cho 2022 mình đang là tầm 13.5, khá là thấp. Trong đó có nhiều ngành nghề sẽ hưởng lợi trước tình hình hiện tại của Thế giới.
Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, thị trường đang mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro cho nhà đầu tư so với lúc thị trường tăng nóng ở đỉnh. Còn tất nhiên khi thị trường giảm bất kể vì lý do gì thì các nhà đầu tư đang giữ danh mục cổ phiếu đều thấy mất tiền và có cảm giác bi quan nhưng “qua cơn mưa trời lại sáng”, việc lành mạnh hoá thị trường luôn là yếu tố tích cực nhằm bảo vệ nhà đầu tư và cả nền kinh tế!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận