menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hữu Hòa Pro

Hành vi đầu tư: kỷ luật và tự phá vỡ

Sức hút của một hành vi mang tính rủi ro khi đầu tư.

Có bao giờ mọi người thấy kỳ lạ không, rằng khi thi tham gia bất kỳ kênh đầu tư nào, điều thường được chúng ta nghe nhiều đó là:

**"Bỏ tiền vào món ... là có rủi ro cao đấy, phải cần thận nhé !"**

Kết quả là gì: chúng ta vẫn mắc sai lầm trên chính thứ được chúng ta tiếp cận đầu tiên. Trông lạ nhỉ, cứ như kiểu ta được cảnh báo rằng: “Quả này có độc đó, đừng ăn nha”, xong chúng ta vẫn ăn và...

Chuyện gì đang xảy ra vậy nhỉ ? Hòa nghĩ không phải riêng gì Hòa mà mọi người ít nhiều cũng đã một lần gặp phải tình trạng kiểu vậy. Hòa đã gặp rất nhiều NĐT tham gia trên thị trường, từ vài chục triệu đến chục tỷ, dưới một buổi cà phê và tâm sự. Hầu như ai cũng ít nhiều trải qua trường hợp này, đặc biệt là với người mới tham gia. Vậy chuyện gì đã xảy ra ?

Để giải thích câu chuyện này, nó rất nhiều khía cạnh, nhưng Hòa sẽ chọn nói về mặt tâm lý và hành vi tài chính vì quan điểm của cá nhân Hòa đó là: Chuyện gì cũng có thể tác động lên giá cổ phiếu nhưng quyết định hành động lại nằm ở bản thân mỗi chúng ta.

Hành vi đầu tư: kỷ luật và tự phá vỡ

Góc nhìn đầu tiên: Vấp ngã, bắt đầu tự ra quy tắc để phòng vệ và thực hiện kỷ luật nhưng không duy trì và phá vỡ

Ở góc nhìn này, mình sẽ lấy ví dụ theo case này năm 2021

Hành vi đầu tư: kỷ luật và tự phá vỡ

Thông thường, khi chúng ta bị vấn đề tác động tổn hại tới chúng ta về mặt nào đó, hay cụ thể trong việc đầu tư khi bị ăn cú giảm đầu đời, chúng ta sẽ bị tổn hại về tiền bạc và tinh thần, chúng ta sẽ bắt đầu rơi vào thời điểm hành động co cụm phòng thủ và rất đề cao vấn đề rủi ro này.

Chắc hẳn mọi người nếu ai đã tham gia đoạn 2020-2021 cũng đã từng trải qua cảm giác đó lần đầu khi thị trường giao dịch ở vùng 1200 điểm, thời điểm mà có vụ đứng lệnh giao dịch khi chạm 18k tỷ và bắt đầu điều chỉnh mạnh. Lúc đấy đa phần chúng ta đều rơi vào trạng thái như trên và bắt đầu có hành vi như trên, co cụm, phòng ngự, đưa ra hàng loạt quy tắc cắt lỗ và an toàn để tuần thủ.

Hành vi đầu tư: kỷ luật và tự phá vỡ
Và mọi người làm hầu như rất tốt vấn đề đó trong ít nhất là 6 tháng tiếp theo hoặc hơn. Nhưng rồi tới 1 giai đoạn như trong hình khi mà cổ phiếu bắt đầu rơi vào vùng giao dịch kiểu này. Nếu như NĐT tham gia vào bất kỳ cổ phiếu nào rơi vào trạng thái này, chúng ta sẽ thường bị những cú beartrap lẫn bulltrap liên tục. Mua break "tạch", cắt lỗ xong cổ phiếu lại hồi.

Hẳn mọi người đã từng nghe hoặc biết tới trường hợp Hot Hand Fallacy ở bộ môn bóng rổ. Hiện tượng này được hiểu đơn giản đó là việc một tay chơi bóng rổ ném vào lưới nhiều lần liên tục và mọi người khi nhìn vào anh ta đều sẽ nghĩ Anh ta rồi sẽ lại ném vào lưới nữa thôi và rồi chuỗi ném đó kết thúc và kéo dài theo đó là những lần ném trượt.

Trong bối cảnh như hình, việc lặp đi lặp lại khiến việc mua đỉnh bán đáy diễn ra liên tục khiến chúng ta bắt đầu hành vi phá vỡ kỷ luật, giống như hiện tượng HHF ở trên, với suy nghĩ: “Cổ phiếu này rồi sẽ quay lại đáy dưới chắc sẽ lại tích lũy thôi, không phá đâu” và lượng mua BREAK đợt trước không cắt hoặc đang giữ vị thế nhưng vùng sideway bị xuyên thủng không xử lý. Và chuyện gì đến cũng sẽ đến, mức suy giảm từ vấn đề bỏ qua kỷ luật đem lại Hành vi mang tính rủi ro.

Trong đoạn uptrend 2020-2021 thị trường xảy ra 3 nhip như vậy (cuối 2020, tháng 7/2021 và kết thúc uptrend vào 2022), và một mỗi lần lại phải trả 1 cái giá không rẻ, nhưng rồi thị trường lại bắt đầu hồi phục lên và hành vi như ở trên lại bắt đầu đi sâu vào trong nhận thức của chúng ta hơn. Và điều đó lại tạo ra tâm lý và hành vi phá vỡ kỷ luật như ở trên, nhưng ở lần cuối xảy ra, tức vào giai đoạn 2022 đầu năm, đã không có sự hồi phục nào và cái giá phải trả cho điều đó vô cùng đắt đỏ.

Góc nhìn thứ 2: Cái gì càng rủi ro, càng được cảnh báo thì càng cuốn hút

Đa phần trong bản năng của chúng ta, ở bất kì lĩnh vực nào thì thói quen tìm hiểu luôn là thứ thúc đẩy chúng ta nhất. Tin hay không nhưng chính những thứ này đã giúp chúng ta đi tới mọi ngõ ngách của các vấn đề. Đặc biệt thì thứ gì càng nguy hiểm hay bí ẩn, cấm cản thì càng khiến phần đa chúng ta có 1 sự thôi thúc mạnh mẽ.

Hòa nghĩ đây là nguyên nhân đầu tiên khiến chúng ta sắn sàng dấn thân vào những cơ hội đầu tư đầy tính rủi ro và được cảnh báo.

Góc nhìn thứ 3: Phần thưởng lớn nhưng dễ kiếm và đã đạt được 1 lần trong quá khứ:

Đây là kết quả của việc gặt hái được các thành công lần trước đó. Thông thường chúng ta khi tham gia vào những cuộc chơi cơ hội mang đầy rủi ro này, đặc biệt là những lần thắng đầu tiên, sẽ chẳng có bất cứ thông tin nào đòi hỏi chúng ta cần vận dụng kiến thức và trải nghiệm đủ lớn nên khi đạt được phần thưởng (ví dụ như chúng ta kiếm được từ FLC 300-450% NAV), điều đấy đem lại cảm giác rất thỏa mãn vì làm rất đơn giản nhưng phần thưởng lại rất lớn. Hòa không đề cập riêng về case CP này, ngay cả cổ phiếu cơ bản cũng có thể xảy ra tình huống tương tự, vì thứ được đề cập là hành vi mang tính rủi ro cao, không phải việc mua cổ phiếu nào.

Khi chúng ta thành công được một lần thì chúng ta sẽ có xu hướng lặp lại thứ đã đem lại cho chúng ta cảm giác và thành quả đó, ngay cả khi cổ phiếu đã bắt đầu có những dấu hiệu tạo đỉnh.

ĐỊNH KIẾN VÀ LỖI MÒN SAU CÚ GIẢM MẠNH VÀ THỜI KỲ SUY THOÁI

Việc mà chúng ta đã chịu cú giảm mạnh và không thể chống cự được gì đã khiến chúng ta lại rơi vào trạng thái co cụm lần nữa. Nhưng vì nỗi đau nên phần lớn chúng ta nhìn cái gì cũng như chỉa dao vào cổ mình vậy. Thậm chí chúng ta còn không cầu thực để giải quyết vấn đề trên tài khoản và khoản đầu tư trước đó.

Mình có từng trải qua điều đó chưa ? Đương nhiên mình đã từng trải qua và mình nghĩ chúng ta ai cũng vậy, ít nhất là 1 vài lần khi tham gia trên thị trường này.

Nhưng nếu nhìn lại, rất nhiều cơ hội đã tới trước mắt và trôi qua khi chúng ta cứ mãi bị giam cầm trong lối mòn đó, rằng cái gì cũng không tốt cả. Nó giống như khi chúng ta ở trên đỉnh nhìn đâu cũng thấy tốt mà sao giảm dữ vậy. Bằng chứng là cổ phiếu đã có rất nhiều cổ phiếu tăng 20-60% từ đáy đi lên. Tại thời điểm này cũng vậy.

Đó chính là định kiến và lối mòn trong tư duy của chúng ta sau khi trải qua đoạn đau thương, đáng tiếc là vậy. Nếu chúng ta không 1 lần thay đổi điều đấy, chúng ta sẽ lại mắc kẹt lại chính vết xe đổ do mình tạo ra. Suy cho cùng chỉ có 10% người tham gia thành công khi tham gia đầu tư, thay đổi là cần thiết nhưng không dễ.

**THAY ĐỔI

Chọn phương pháp

Cá nhân mình nghĩ không có phương pháp nào là sai, vì kiếm được tiền thì nghĩa là phương pháp bạn đang làm không phải là không có lý. Nhưng tuân thủ tiêu chí đặt ra trong phương pháp đó là siêu khó. Mình gặp rất nhiều NĐT, với nhiều cách tư duy và đầu tư khác nhau. Không có đúng sai mà cái mình thấy quan trọng nhất là Mình tuân thủ tới đâu với tiêu chuẩn trong phương pháp mình

Có rất nhiều người đầu tư những cổ phiếu ai cũng chê như FLC, ROS, DLG,… họ vẫn kiếm tiền và phòng thủ rất tốt, hơn cả những thành viên chọn cổ phiếu có cơ bản. Điều quan trọng là bạn:

Hiểu, cảm nhận và thấy sự phù hợp với logic phương pháp đó đề ra

Không dùng lẫn lộn nhiều phương pháp để bị loạn

**Đặc biệt nhất: Tuân thủ tuyệt đối kỷ luật xử lý khi rủi ro xảy ra hoặc có tiềm năng xảy ra cao. Có một câu nói rất hay mà mình được người anh đầu tư rất hiệu quả mà mình quen biết đó là: Việc tuân thủ kỷ luật và sai trong 2-3 lần là bình thường, vì nó sẽ giúp bạn có hành vi tốt và né được cú giảm thực sự và gây mất mát lớn nhất

Hãy tìm kiếm người giỏi ở phương pháp bạn chọn

Đây sẽ là người giúp bạn đi tiếp và phát triển hơn phương pháp của mình, điều chỉnh để nâng cao hiệu suất hơn.

Hy vọng là bài viết của mình sẽ có nhiều đóng góp cho các thành viên của 24h money. Bạn đang có suy nghĩ gì về chặng đường đầu tư vừa qua, bình luận cho mình biết ở bên dưới nhé.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hữu Hòa Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại