24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tony Pham Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hành trình 10 năm của danh mục VN30 - Liệu đầu tư vào cổ phiếu VN30 có tốt như mọi người nghĩ?

Chúng ta biết cách mà các cổ phiếu được vào VN30 rất đơn giản, chỉ cần sàn lọc thỏa bộ tiêu chí VNAllshare, Vốn hóa lớn, Free-float,Thanh khoản và Giá trị giao dịch là có thể vào bộ chỉ số này.

Không có gì đảm bảo các cổ phiếu trong VN30 là tốt hay xấu, vì muốn biết tốt hay xấu phải dựa thêm những tiêu chí khác như kết quả kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, triển vọng tương lai,…

Nghĩa là đầu tư vào cổ phiếu trong VN30 bạn sẽ vẫn có khả năng thua lỗ như bình thường. Nhưng được cái các cổ phiếu VN30 trong ngắn hạn sẽ không nằm trong diện kiểm soát hay hủy niêm yết, và nhóm này các rất minh bạch trong vấn đề công bố thông tin để nhà đầu tư mới có thể nghiên cứu DN. Việc thỏa tiêu chí thanh khoản giúp khối lượng giao dịch đủ lớn để nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thể mua bán liên tục cổ phiếu trong nhóm này mà không sợ mất thanh khoản.

LỊCH SỬ CÁC CỔ PHIẾU TRONG RỔ VN30

Hành trình 10 năm của danh mục VN30 - Liệu đầu tư vào cổ phiếu VN30 có tốt như mọi người nghĩ?

Tôi có thống kê được các cổ phiếu từng nằm trong rổ VN30 - giai đoạn 2012-2023 để những anh chị nhà đầu tư mới có thể nhìn lại về nhóm này và rút ra những bài học cho con đường đầu tư sau này.

Đầu tiên, không an toàn như bạn nghĩ.

Trong lịch sử có những cổ phiếu trong VN30 như FPT, MWG, VNM, REE, HPG, PNJ, VCB mang lại giá trị tăng trưởng dài hạn trung bình 20-40%/năm.

Nhưng cũng có những cổ phiếu chỉ xuất hiện nhất thời rồi vào diện cảnh báo hoặc hủy niêm yết như PVF, OGC, HVG, FLC, ROS, HAG,… khiến cho nhà đầu tư thua lỗ trong nhiều năm.

Có những cổ phiếu trải qua chu kỳ hoàng kim thịnh vượng xong suy tàn rồi khủng hoảng như CII, CTD, ITA,PVD, SBT, HSG, EIB.

Điều này minh chứng rằng không phải cổ phiếu VN30 nào cũng là siêu cổ để nhà đầu tư nắm giữ và kỳ vọng có thể đầu tư trong dài hạn, nó chỉ mang tính thời điểm ngắn hạn trong vài năm.

Một doanh nghiệp muốn tăng giá và phát triển dài hạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quản trị, lợi thế cạnh tranh, chu kỳ ngành và vĩ mô thế giới.

Trong lịch sử 10 năm, có những doanh nghiệp VN30 vốn hóa lớn nhưng vay nợ cũng lớn, quản trị kém, chuyển đổi hoạt động kinh doanh sai ngành dẫn đến thua lỗ là điều đã từng xảy ra.

Thứ hai, không mang lại hiệu quả như bạn kỳ vọng

Vì là những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên sàn nên tốc độ tăng trưởng của những doanh nghiệp này không như nhiều nhà đầu tư kỳ vọng. Mức tăng trưởng ổn định trung bình của nhóm này đâu đó ở mức 10-20% tùy vào từng doanh nghiệp. Có những tập đoàn không tăng trưởng trong 5 năm qua như POW PLX BVH SAB VNM VIC …

Định giá cao ngất, do là cổ phiếu VN30 - bluechip nên sẽ nằm trong tầm ngắm của nhiều quỹ đầu tư, dòng tiền nước ngoài và nhà đầu tư cá mập, dẫn đến giá cổ phiếu lúc nào cũng cao cả về thị giá lẫn định giá, việc P/B neo 2-3 lần, P/E 20-40 lần là điều thường thấy với nhóm này.

Vì vậy, tỷ suất sinh lời của những cổ phiếu VN30 sẽ thấp hơn nhóm midcap cũng như cổ phiếu tăng trưởng khác.

Việc thị giá cao (gần 100.000đ/ cổ phiếu + phải sở hữu theo lô 100) thì những nhà đầu tư vốn nhỏ sẽ khó đa dạng hóa danh mục đầu tư. Hiểu đơn giản thì với số vốn nhỏ 10 triệu thì bạn chỉ mua được đúng 100 cổ phiếu.

Thứ ba, không phải rời VN30 thì cổ phiếu đó kinh doanh yếu kém và không phải vào VN30 là cổ phiếu đó tốt

Có những cổ phiếu sau khi rời VN30 vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng như REE, DPM, GMD, KDC, PVT. Có thể cổ phiếu đó vi phạm tính thanh khoản cũng như free-float nên mới bị loại khỏi VN30.

Việc cổ phiếu vào VN30 nhiều khi là ý đồ đến từ phía DN đó, khi họ muốn huy động vốn, thoái vốn nhà nước cho các tổ chức nước ngoài, hoặc phát hành thu hút vốn thì sẽ dễ dàng hơn do có uy tín trong VN30.

Ngoài ra, nằm trong rổ VN30 giúp cho cổ phiếu cty này thu hút được các quỹ ETF và có uy tín để phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Trường hợp cổ phiếu ROS là một ví dụ điển hình về việc vào VN30 để được vào quỹ ETF sau đó bán tháo cho quỹ nước ngoài và nhà đầu tư cá nhân. Cái kết thì như thế nào chắc chúng ta cũng đã rõ về case study này.

Còn nhiều vấn đề liên quan đến VN30 như liên quan đến phái sinh, định giá, quy tắc chọn lọc nhưng chắc tôi sẽ viết ở một bài khác, tạm thời chúng ta dừng lại ở đây.

Chúc anh chị có một tuần đầu năm tràn đầy năng lượng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả