24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy Hạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hàng trăm doanh nghiệp Việt tìm hướng đi theo tiêu chuẩn Halal

Cơ quan chứng nhận Halal tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã có hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị trường như Đài Loan và Nepal.

Trong đó có thể kể đến nhưOrion Vina, Vinamilk, Nestle Việt Nam, Công ty dầu thực vật Tường An, Tổng công ty thủy sản Minh Phú và Tổng công ty thủy sản An Phú ... đã nhận được chứng nhận Halal.

Chứng nhận HALAL là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm, dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận rằng những sản phẩm, dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất, cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.

Hay nói một cách khác, chứng nhận Halal là giấy chứng nhận, xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất. Khi đã có chứng nhận này, doanh nghiệp đượcxuất khẩu hàng hóa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo

Theo chia sẻ củabà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing của Cơ quan chứng nhận Halal, "Việt Nam có lợi thế lớn nhờ nguồn tài nguyên nông nghiệp và thủy sản khổng lồ. Theo đó, cáccơ hội xuất khẩu là rất lớn nếu các doanh nghiệp có nguồn nhân lực được đào tạo tốt".

Được biết, tại mộthội nghị gần đây về tiềm năng của thị trường halal, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, các công ty nên đăng ký chứng nhận vì đó là dấu hiệu cho biết khách hàng tại các thị trường Hồi Giáo rằng, đây là các sản phẩm phù hợp với họ.

Theo đó, giá trị của thị trường sẽ tăng lên hàng nghìn tỷ USD khi dân số Hồi giáo tăng từ 1,5 tỷ năm 2010 lên 2,7 tỷ vào năm 2050.Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Công thương, giá trị kim ngạch thương mại giữaViệt Nam và Nepal vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng.

Bên cạnh đó,Đài Loan cũng là một thị trường khổng lồ và các sản phẩm của Việt Nam khá cạnh tranh ở thị trường này, khi có khá nhiều loại sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu.

Mặc dù vậy, chỉ ra một trong những thách thức, khi các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và hợp tác với các doanh nghiệp tại các thị trường như Nepal hay Đài Loan, đó là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đăng ký để được chứng nhận Hanal.

Cụ thể, theo bàNguyễn Thị Ngọc Hằng, trước tiên là chi phí đăng ký không hề thấp, trong khi với mỗi thị trường thì đều cần phải một chứng nhận khác nhau.

Ngoài ra, chỉ ra một "thiệt thòi" khác ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, ôngĐặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam, cho biết: "Tại nhiều thị trường, Việt Nam không có sự hiện diện ngoại giao và vì vậy các công ty gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ".

Ngoài ra, khoảng cách về địa lý xa xôi cũng là một trở ngại và phải mất từ 1 đến 2 tháng hàng hoá mới vận chuyển đến địa điểm giao hàng, như châu Phi. Thêm nữa cũng phải kể đến khó khăn về thanh khoản, bởi các thị trường này không cung cấp thư tín dụng từ ngân hàng (LC).

Trước những khó khăn và thách thức, đặc biệt với các doanh nghiệp ít kinh nghiệm xuất khẩu, Bộ Công thương lưu ý các doanh nghiệp nên thận trọng khi xuất khẩu vào các thị trường mới này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả