menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Thị Thanh

Hàng loạt DN niêm yết chứng kiến sự 'lệch pha' giữa KQKD và giá cổ phiếu

Ảnh hưởng từ thị trường chung, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết chứng kiến sự “lệch pha” giữa kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, GDP quý 3/2022 tăng 13,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Trong khi đó, lạm phát 9 tháng chỉ tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1,88%, dưới ngưỡng mục tiêu 4% được Quốc hội giao.

Thế nhưng, bất chấp những số liệu kinh tế vĩ mô tích cực, thị trường chứng khoán liên tục lao dốc. Tính từ đáy 993,36 điểm mới thiết lập hôm 26/10/2022, chỉ số VN-Index đã mất 93,08 điểm (tương ứng 8,57%) so với đầu tháng 10 và giảm 535,21 điểm (hơn 35%) so với đỉnh lịch sử 1.528,57 điểm của chỉ số này được thiết lập hôm 6/1/2022. Với diễn biến này, VN-Index đã “gia nhập” nhóm chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới.

Ảnh hưởng từ thị trường chung, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết chứng kiến sự “lệch pha” giữa kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu. Đơn cử, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã BSR) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng, với việc ghi nhận doanh thu 126.700 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 12.900 tỷ đồng, tăng lần lượt 90% và 223% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, tới cuối tuần qua (28/10), thị giá BSR còn 17.900 đồng/cổ phiếu, giảm khoảng 19% trong vòng 1 tháng.

Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII) vừa báo lãi trước thuế 977 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, cao gấp 3,2 lần cùng kỳ nhưng cổ phiếu CII lại “bốc hơi” tới 26% trong vòng 1 tháng qua, hiện đứng ở mức giá 15.500 đồng/cổ phiếu.

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) báo lãi 814 tỷ đồng sau 9 tháng (riêng quý 3 lãi trước thuế 350 tỷ đồng, tăng hơn 16 lần cùng kỳ), nhưng cổ phiếu HAG cũng mất 36,5% giá trị chỉ sau 1 tháng…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng chịu chung số phận. Các mã LPB (LienVietPostBank), VPB (VPBank), SHB (SHBank) vừa báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm lần lượt tăng 72%; 69% và 79% nhưng giá cổ phiếu giảm lần lượt là 21,3%; 43,8% và 16% trong vòng 1 tháng qua.

Nhóm cổ phiếu ngành điện, vốn được xem là cổ phiếu “phòng thủ” nhờ kinh doanh lĩnh vực thiết yếu, có dòng tiền ổn định, cũng giảm mạnh. Mã QTP (Nhiệt điện Quảng Ninh) đã giảm 13,4% giá trị cổ phiếu trong vòng 1 tháng, dù lãi trước thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 88% so với cùng kỳ; mã NT2 (Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch) giảm 13,7% trong khi lãi nhuận 9 tháng tăng trưởng 76% so với cùng kỳ...

Có không ít nhà đầu tư băn khoăn trước sự “lệch pha” này, nhưng thị trường chứng khoán giảm điểm luôn có lý do của nó. Những số liệu vĩ mô quý 3/2022, 9 tháng đầu năm, hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đều là số liệu quá khứ, trong khi giá cổ phiếu lại thể hiện kỳ vọng tương lai.

việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát khiến đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền trên thế giới và VND cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này. Dòng vốn ngoại từ mua ròng đã chuyển sang bán ròng mạnh.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần nâng lãi suất điều hành kể từ đầu tháng 9 tới nay để giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND, làm tăng gánh nặng chi phí của các doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến dòng vốn có xu hướng rút khỏi các lĩnh vực rủi ro cao (chứng khoán, bất động sản…).

Mối tương quan chặt chẽ giữa dòng tiền với diễn biến thị trường chứng khoán thể hiện rõ qua việc chỉ số VN-Index tăng 35,7% trong năm 2021 dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, GDP cả năm chỉ tăng 2,58%. Dòng tiền dồi dào thì chứng khoán thăng hoa và ngược lại, ngay cả khi tăng trưởng GDP “lệch pha”.

Hiện tại, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, đã xuất hiện "nút thắt thanh khoản” trên cả ba trụ cột của thị trường tài chính là thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.

Theo chuyên gia, giờ đây nhà đầu tư mất niềm tin nên hầu như “xoay lưng” với trái phiếu doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp không thể phát hành mới, cũng không thể phát hành để đảo nợ. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, thể hiện qua cuộc đua tăng lãi suất huy động thời gian qua. Sự đứt gẫy về thanh khoản trên cả hai thị trường trên khiến cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp đều không tiếp cận được nguồn vốn, dẫn đến phải bán cổ phiếu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả