menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Lan Anh

Hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản

Đại dịch Covid-19 chỉ mới xuất hiện trên nước Mỹ chưa đầy 5 tháng, nhưng nền kinh tế Mỹ đã phải chịu tổn thất rất lớn. Nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ và nhà hàng tại Mỹ “đua nhau” nộp đơn xin phá sản.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ J.Crew đã nộp đơn xin phá sản vào hôm 4/5/2020. Đây là nhà bán lẻ lớn đầu tiên của Mỹ nộp đơn phá sản do đại dịch Covid-19.

Tính tới tháng 8/2016, doanh nghiệp này có hơn 450 cửa hàng trên khắp nước Mỹ.

Được thành lập năm 1947 với hai người sáng lập là Mitchell Cinader và Saul Charles, công ty ban đầu chủ yếu buôn bán quần áo phụ nữ với phân khúc quần áo giá rẻ.

Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, nhà bán lẻ có trụ sở tại New York này đã phải đối mặt với gánh nặng nợ cao, bán hàng khó khăn.

Jenna Lyons, nhà thiết kế kỳ cựu và Mickey Drexler, giám đốc điều hành bán lẻ nổi tiếng lần lượt nghỉ việc và chuyển sang công ty khác.

Theo Moody’s, J.Crew có doanh thu hàng năm 2,5 tỷ USD, tuy nhiên, lượng tiền tính tới tháng 2/2020 chỉ còn 93 triệu USD.

Công ty cho biết, họ đã đạt được thỏa thuận với các bên liên quan để chuyển đổi 1,65 tỷ USD nợ thành vốn chủ sở hữu.

Công ty được bảo đảm 400 triệu USD tài chính từ các chủ nợ hiện tại là Anchorage Capital Group, GSO Capital Partners và Davidson Kempner Capital Management để giúp doanh nghiệp hoạt động trong quá trình làm thủ tục phá sản.

Đại dịch Covid-19 như một cú bồi khiến các cửa hàng buộc phải đóng cửa. Ngành bán lẻ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Các nhà bán lẻ khác như Neiman Marcus và J.C. Penney cũng đang chịu áp lực phải nộp đơn phá sản sớm hơn họ dự tính.

Hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản
Neiman Marcus đang thảo luận về trợ cấp trong quá trình phá sản. Ảnh: Fortune
Hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản
J.C. Penney đã không thể thanh toán khoản lãi cho chủ nợ. Ảnh: CNBC

Nối bước J.Crew là toàn bộ các cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ Papyrus bị đóng cửa khi công ty mẹ - The Schurman Retail Group tuyên bố phá sản hồi đầu tháng 1 năm nay.

Hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản
Một gian hàng thuộc chuỗi Papyrus tại Texas, Mỹ. Ảnh: Getty

Sau khi Kroger tuyên bố sẽ thoái vốn khỏi chuỗi cửa hàng tạp hóa Lucky’s Market vào tháng 12 năm ngoái, các nhà quan sát đưa ra dự đoán về vận mệnh của chuỗi cửa hàng này. Chỉ một tháng sau, vào đầu tháng 1 năm nay, Lucky’s đã tuyên bố phá sản.

Hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản
Một siêu thị thuộc chuỗi Mary’s Market tại bang Arizona, Mỹ. Ảnh: BI

FoodFirst Global Restaurant, công ty mẹ của chuỗi nhà hàng Brio Italian Mediterranean và chuỗi nhà hàng Ý Bravo Fresh, cũng đã nộp đơn xin phá sản vào hôm 10/4 năm nay.

Công ty này cho biết, 71 trong tổng số số 92 nhà hàng của họ đã tạm thời đóng cửa trong bối cảnh dịch virus corona.

Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đang phải đối mặt với việc chi phí tài chính lớn. Cùng với chi phí thuê mặt bằng phải trả liên tục trong khi chưa biết thời điểm nào có thể kinh doanh bình thường trở lại, cũng như việc mở cửa mất bao lâu mới khôi phục lại sức mua như trước khi có dịch.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại