Hàng không toàn cầu “thở ô-xy” chờ cứu trợ
Boeing và các hãng hàng không khác trên toàn cầu đang "thở ô-xy" nằm chờ cứu viện từ chính phủ các nước khi phải căng mình chiến đấu để vượt qua khủng hoảng...
Trong một diễn biến khác, Airbus thì đang tạm dừng sản xuất tại hai địa điểm Pháp và Tây Ban Nha để tăng cường các biện pháp cho an toàn và sức khỏe người lao động.
Sự lây lan nhanh chóng của virus trên khắp thế giới đã khiến các hãng hàng không bị “vùi dập” khi chính phủ các nước đưa ra hạn chế đi lại và hầu hết khách hàng đều ngừng đặt vé. Điều này đang đặt ra câu hỏi về sự “sống còn” của một số công ty hàng không trên toàn cầu.
Để bảo toàn tiền mặt, các hãng hàng không đang phải cắt giảm các chuyến bay, sa thải nhân viên, đình chỉ cổ tức, bán máy bay và chuyển sang chuyên chở hàng hóa trên các máy bay chở khách trống.
Giám đốc điều hành của Qantas Airways Ltd, Alan Joyce,cho rằng đây là “cú sốc lớn nhất” mà ngành hàng không toàn cầu từng trải qua.
Hôm thứ Hai vừa qua, hãng Boeing cho biết họ đang đàm phán với các quan chức cấp cao của Nhà Trắng và quốc hội Hoa Kỳ về việc hỗ trợ “kinh tế ngắn hạn” cho toàn bộ ngành hàng không Mỹ.
Theo đó, các hãng hàng không và hãng vận tải hàng hóa hàng không của Mỹ cho biết, họ đang tìm kiếm ít nhất 58 tỷ đô la cho các khoản vay và trợ cấp cùng với việc gia hạn thuế bổ sung, trong khi các sân bay cũng đang tìm kiếm nguồn trợ cấp lên đến 10 tỷ đô la Mỹ.
Các hãng hàng không châu Âu cũng đã tăng cường kêu gọi viện trợ khẩn cấp từ chính phủ các nước này.Lưu lượng hành khách trên toàn khu vực sụt giảm trung bình hơn một nửa vào tuần trước và tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi các biên giới đóng cửa và theo các chuyên gia về kinh tế du lịch dự báo, du lịch quốc tế sẽ giảm ít nhất 10,5% so với năm 2019.
Tập đoàn hạ tầng và hàng không của Anh, Stobart, cho biết, có khả năng họ cần phải thanh khoản bổ sung vì sự gián đoạn đối với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tại sân bay London Southend.
Và ngay lập tức, cổ phiếu của Airbus đã giảm tiếp hơn 7% lúc 09:30 GMT sau khi đã chứng kiến sự “lao dốc không phanh” vào thứ Hai vừa qua.Cổ phiếu Boeing cũng sụt giảm đến 24% vào phiên đóng cửa ngày thứ Hai.
Tại châu Á, hãng hàng không Qantas của Úc cũng đang phải tìm kiếm nguồn vốn lên đến vài trăm triệu đô la để tái cấp vốn cho một số máy bay. Phát ngôn viên của hãng này cho biết, họ đã lên kế hoạch cắt giảm 90% công suất quốc tế và 60% công suất trong nước cho đến ít nhất là cuối tháng 5.
Bên cạnh đó, Air New Zealand cũng cho biết họ sẽ cắt giảm 80% công suất tới Úc từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 6. Hiệp hội sân bay Úc dự kiến sẽ tuột mất hơn 500 triệu đô la Úc (307 triệu đô la) phí cất cánh và hạ cánh.
Avinor, một công ty hàng không nhà nước Na Uy, cho biết hôm thứ ba, số lượng hành khách đi từ các sân bay của nước này đã giảm đến 40% so với cùng kỳ năm trước.
Vào hôm thứ hai vừa qua, Cathay Pacific Airlines của Hồng Kông cho biết họ đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 703,8 triệu đô la cho thuê lại sáu máy bay Boeing 777-300ER để huy động tiền mặt.
Cathay Pacific Airlines là một trong những lĩnh vực bị tấn công sớm nhất và nặng nhất do gần với Trung Quốc đại lục nơi khởi nguồn virus. Theo người phát ngôn của hãng cho biết Cathay Pacific và Cathay Dragon đã bị thiệt hại khoảng 2 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 257,5 triệu đô la) ) chỉ trong tháng hai.
Cũng trong tình trạng “thở ô-xy” là hãng ANA Holdings của Nhật Bản sẽ phải cắt giảm thêm 2.630 chuyến bay quốc tế phục vụ trên 58 tuyến trong khoảng thời gian từ 29 tháng 3 đến 24 tháng 4. Còn Cebu Pacific của Philippines thì “ngậm ngùi” hủy tất cả các chuyến bay từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 14 tháng 4 sau khi có lệnh kiểm dịch nghiêm ngặt.
Tuy vậy, vẫn còn chút"ánh sáng cuối đường hầm"của các hãng hàng không toàn cầu là thị trường hàng hóa, nơi giá cước bỗng tăng đột biến do những chuyến bay chở khách bị cắt giảm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận