Hàng không chưa thể 'cất cánh' sau nới lỏng giãn cách
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xây dựng phương án kết nối vận chuyển hành khách đến/đi tại sân bay Nội Bài, nhưng TP Hà Nội
Ưu tiên an toàn phòng dịch
Trong dự thảo về kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng chống dịch COVID-19, Bộ GTVT xây dựng phương án riêng biệt kết nối vận chuyển hành khách đến/đi tại sân bay, ga đường sắt thuộc khu vực đang áp dụng chỉ thị 16 đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Tuy nhiên, góp ý về kế hoạch mở lại vận tải hành khách, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ GTVT không đồng ý với kế hoạch này, vì hiện nay, tình hình dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố phía Nam và một số địa phương khác vẫn còn diễn biến phức tạp; nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ các tỉnh, thành phố khác vào Hà Nội vẫn còn cao.
Với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là vấn đề an toàn phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân và giữ vững an toàn tuyệt đối cho Thủ đô, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GTVT xem xét, chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài. Với trường hợp phục vụ công tác công vụ, nhiệm vụ phòng chống dịch, vận chuyển hàng hóa hoặc tiếp nhận người dân từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội bằng máy bay, UBND TP Hà Nội đề nghị thực hiện khi có sự đồng ý của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội.
Qua tìm hiểu, Bộ GTVT và các hãng hàng không đều đang mong muốn được mở cửa sân bay Nội Bài để máy bay được cất cánh, thích nghi với trạng thái mới phòng chống dịch. Bộ GTVT đã xây dựng phương án riêng biệt kết nối vận chuyển hành khách đến/đi tại sân bay, ga đường sắt thuộc khu vực đang áp dụng chỉ thị 16 đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19.
Cụ thể, tại sân bay, ga đường sắt sẽ bố trí vị trí, khu vực trong sân bay, ga đường sắt dành riêng cho phương tiện vận tải đường bộ đón, trả khách; hướng dẫn phương tiện vận tải đường bộ ra, vào sân bay, ga đường sắt theo đúng vị trí, khu vực đã quy định; đồng thời, quy định khu vực dành riêng cho khách chờ để đi lên máy bay; hướng dẫn, giám sát hành khách trong việc tuân thủ công tác phòng chống dịch tại sân bay, ga đường sắt; phối hợp với Sở GTVT (địa phương có sân bay, ga đường sắt) đưa, đón hành khách thông qua sân bay, ga đường sắt.
Bệnh cạnh đó, Sở GTVT (địa phương có sân bay, ga đường sắt) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và đơn vị quản lý sân bay, ga đường sắt, đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tổ chức hoạt động vận tải hành khách kết nối giữa vận tải đường bộ với sân bay, ga đường sắt theo nguyên tắc "một cung đường hai điểm đến", không được phép dừng đỗ trên hành trình (trừ trường hợp khẩn cấp) và phải chấp hành hướng dẫn của Sở GTVT, đơn vị quản lý sân bay, ga đường sắt khi vận chuyển hành khách đi/đến sân bay, ga đường sắt.
Yêu cầu các hãng hàng không ngừng bán vé bay nội địa
Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản 3706 về việc tiếp tục hạn chế số lượng chuyến bay từ các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị số 16, trong đó yêu cầu các hãng hàng không nội địa ngừng mở bán vé máy bay trên các đường bay nội địa cho tới khi có thông báo mới.
Theo Cục hàng không Việt Nam, tại dự thảo kế hoạch hoạt động vận tải hành khách, Bộ GTVT đã đưa ra 2 phương án khai thác trở lại các chuyến bay nội địa.
Phương án 1 sẽ được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay. Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay. Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay). Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được khai thác trở lại bình thường;
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1, 2, 3, các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.
Phương án 2 cũng gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay. Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó. Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2) tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quátần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay). Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới): được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn 1 và 2, các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.
Căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương, Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận