Hàng không chi phí thấp lên ngôi, đội bay đạt 6.000 chiếc năm 2019
Báo cáo năm 2019 của Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) cho hay, sau 10 năm 2009 tổng số máy bay của các hãng không chi phí thấp (LCC) đã tăng từ 2.900 chiếc lên 6.000 chiếc vào năm 2019.
Sự thành công của các hãng hàng không chi phí thấp (LCC) trên thế giới cũng như của Vietjet tại Việt Nam đã khẳng định mô hình LCC là xu thế tất yếu trong ngành hàng không.
Sự trỗi dậy của LCC
Mô hình LCC được Hãng hàng không Pacific Southwest (Mỹ) áp dụng năm 1949, sau đó, Southwest Airlines kế tục và phát triển.
Đến nay, trên thế giới có tổng cộng 138 hãng LCC. Báo cáo năm 2019 của Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) cho hay tổng số máy bay của các hãng LCC đã tăng từ 2.900 chiếc (năm 2009) lên 6.000 chiếc (năm 2019).
Điển hình về sự phát triển của LCC phải kể đến là tại Ấn Độ. Từ năm 2009 đến 2019, các hãng LCC tại đây có mức tăng trưởng từ 30,1% lên 60,7%.
Các hãng LCC chuyên chở tổng cộng 125 triệu khách, tăng trưởng lượng khách tới 331,9% sau 10 năm. Năm 2018, Sky Scanner 2018 xếp hạng 6 hãng hàng không tốt nhất Ấn Độ thì có đến 4 hãng là LCC.
Một thị trường đông dân khác là Trung Quốc hiện có 11 hãng LCC. Tuy số lượng LCC còn ít so với các hãng truyền thống (11/31) nhưng LCC chiếm 75% năng lực vận chuyển ra quốc tế của Trung Quốc.
Khu vực Đông Nam Á là nơi chứng kiến sự phát triển vũ bão của ngành hàng không. Air Asia, một trong những hãng LCC lớn ở Đông Nam Á, đang chiếm 60% thị phần nội địa Malaysia và 40% thị phần của các chặng quốc tế xuất phát từ Malaysia. Còn tại Thái Lan, hơn 50% lượng lưu thông ở các sân bay do các hãng LCC chiếm giữ.
Đáng chú ý, nếu LCC ở châu Âu và Bắc Mỹ thường tập trung vào thị trường ngách tại các sân bay nhỏ thì tại Đông Nam Á, các hãng LCC đã đánh bật các hãng truyền thống ngay ở những sân bay hàng đầu của khu vực.
Vietjet sớm chiếm được thị phần lớn do họ đã hòa nhập thành công vào bùng nổ kinh tế và xu thế du lịch hàng không của giới trẻ - Ảnh: T.H
Sự trỗi dậy của các hãng LCC đã làm chao đảo các hãng hàng không truyền thống và buộc họ phải thay đổi theo hướng đổi mới, tích cực hơn.
Nhiều hãng hàng không truyền thống trên thế giới dù không thừa nhận nhưng thực tế đã âm thầm học theo cách thức kinh doanh của các hãng LCC để tránh tình cảnh thua lỗ.
Vietjet phá vỡ khuôn mẫu LCC?
Thị trường hàng không Việt Nam tồn tại cả mô hình hàng không truyền thống và LCC. Nhưng đến nay, Vietjet được xem là hãng LCC duy nhất gặt hái được thành công.
Ông Peter Harbison, Chủ tịch danh dự CAPA, nhận định: “Vietjet tiếp tục phá vỡ các khuôn mẫu của một hãng LCC. Hãng có một nền tảng tài chính vững chắc và một kế hoạch khai thác có thể sẽ tạo ra thách thức lớn cho các hãng hàng không tầm cỡ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới.
Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo nhận giải thưởng “Hãng hàng không chi phí thấp của năm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương” tại Singapore ngày 14-11 - Ảnh: T.H
Theo đánh giá của Travel Daily Media năm 2018, Vietjet là hãng hàng không lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á trên phương diện vốn hóa, chỉ sau Singapore Airlines, và xếp trên cả Air Asia.
“Vietjet sớm chiếm được thị phần lớn là do họ đã hòa nhập thành công vào bùng nổ kinh tế và xu thế du lịch hàng không của giới trẻ,” trang Aerotime.aero đánh giá.
Đáng chú ý, dù hoạt động theo mô hình LCC nhưng Vietjet lại là một hãng hàng không thế hệ mới. Hãng luôn đi tiên phong trong việc đưa các dòng máy bay mới nhất của thế giới vào hoạt động. Đội máy bay của Vietjet có độ tuổi trung bình thấp nhất thế giới, sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường do xả thải ở mức rất thấp.
Máy bay Airbus A321neo ACF được Vietjet đưa về tháng 9 vừa qua là tàu bay đầu tiên trên thế giới có sức vận chuyển 240 khách, có mức giảm tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu 16%, tiết giảm tiếng ồn tới 75% và lượng khí thải ra môi trường tới 50%.
Hiện nay, Vietjet là hãng LCC duy nhất trên thế giới cung cấp dịch vụ hạng thương gia trên tàu bay thân hẹp. Trên thế giới có bốn hãng LCC cung cấp dịch vụ hạng thương gia nhưng chỉ áp dụng trên máy bay thân rộng là Scoot (Singapore), Jetstar (Úc), Norwegian (Na Uy) và Air Asia (Malaysia).
Theo lãnh đạo Vietjet, hãng đang hướng đến không chỉ là hãng hàng không vận chuyển hành khách đơn thuần mà sẽ là hãng hàng không cung cấp nhu cầu tiêu dùng cho hành khách.
Năm 2020, Vietjet là hãng hàng không siêu tiết kiệm
Ngày 26-11, trang đánh giá an toàn và sản phẩm hàng không hàng đầu thế giới AirlineRatings.com đã công bố Vietjet là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2020”.
Đây là năm thứ ba liên tiếp Vietjet được vinh danh trong khuôn khổ Giải thưởng tôn vinh các hãng hàng không hàng đầu thế giới của AirlineRating.
Trước đó, 14-11, tại Hội nghị hàng không châu Á do Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) tổ chức tại Singapore, Vietjet đã được CAPA trao giải thưởng “Hãng hàng không chi phí thấp của năm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận