24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoài Nhật
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hàn Quốc: Ngành điện tử lâm nguy vì lệnh cấm

Cuộc chiến thương mại Nhật - Hàn trong vài tuần qua đã đe dọa tới tương lai của Samsung và các hãng sản xuất máy tính trên toàn cầu.

Theo Yonhap đưa tin, gã khổng lồ công nghệ của Hàn Quốc đã gửi thư cho các đối tác địa phương trong lĩnh vực sản xuất TV, điện tử tiêu dùng và điện thoại thông minh, yêu cầu đảm bảo hàng loạt thành phần đến từ Nhật Bản vào cuối tháng 7 này hoặc muộn nhất là giữa tháng 8/2019.

Bức thư ghi rõ,Samsung cam kết sẽ gánh thêm chi phí cho việc đảm bảo kho dự trữ và bồi thường cho nhà cung cấp nếu những loại vật liệu này không được sử dụng sau thời gian đề xuất.Trước đó, nguồn tin từ AsianNikkei Review cho biết, Samsung đã cử các lãnh đạo cấp cao tới Đài Loan và Trung Quốc nhằm tìm kiếm nhà cung ứng thay thế kể từ khi Nhật Bản tuyên bố siết chặt.

Đồng thời, tập đoàn này cũng đangthử nghiệm hydro florua từ những doanh nghiệp bên ngoài Nhật Bản. Dự kiến Samsung sẽ mất khoảng 2 - 3 tháng để xác định xem mức chất lượng hiện nay có thể được duy trì hay không nếu thay thế nguồn nguyên liệu khác.

Mặc dù đây là những biện pháp ngắn hạn, nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu hai nướckhông giải quyết được bất đồng trước mắt, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng vì hiện vòng đời các sản phẩm smartphone ngày càng ngắn, các nhà sản xuất xoay vòng rất nhanh, họ không tích trữ nhiều linh kiện cho khoảng thời gian dài.

Các hóa chất của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất linh kiện của các công ty Hàn Quốc.Hydro florua được sử dụng trong việc loại bỏ các vật liệu thừa xung quanh các mẫu mạch trên tấm silicon.

Trong khi đó, ba loại chất bị hạn chế trước đó là Polyimide sử dụng để chế tạo màn hình OLED dẻo, Etching gas là chất chống ăn mòn dưới dạng khí, và loại nguyên liệu còn lại sử dụng trong sản xuất bảng mạch. Cả ba loại chất này đều là thành phần không thể thiếu trong ngành bán dẫn

Sản xuất những chất bán dẫn tiên tiến đòi hỏi khí tinh khiết tới 99,999% và Nhật Bản hiện đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển công nghệ cần thiết để đạt đến mức độ tinh khiết này. Đây cũng là lý do khiến quốc gia hiện kiểm soát 80% đến 90% thị trường.

Hiện nay, Samsung Electronics - công ty Hàn Quốc này đang sản xuất chipDRAM số một thế giới, chiếm hơn 40% thị trường trị giá gần 100 tỉ USD này. Họ cũng là nhà sản xuất chip flash NAND số một hiện nay với 35% thị phần. Trong khi đó, tập đoàn SK Hynix cũng là nhà sản xuất chip DRAM lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 31% thị phần

Do đó, nếu cả hai nhà sản xuất trên không nhanh chóng tìm nguồn cung hoạt chất mới, chuỗi cung ứng toàn cầu nguyên liệu sản xuất chip nhớ bị tác động sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất và cung ứng linh kiện không chỉ của các doanh nghiệp Hàn Quốc, mà còn ảnh hưởng đến tiến trình ra sản phẩm của các khách hàng của Samsung và SK Hynixtrên thế giới.

Mặc dù vậy, lệnh cấm của Nhật cũng tạo ra những kết quả tích cực bất ngờ về mặt thương mại. Cụ thể, trước lệnh cấm, mức giá của một loạt các chip nhớ DRAM năm nay sẽ được dự đoán sẽ tụt dốc thảm hại và chạm đáy, khiến Samsung mất một khoản lợi nhuận trong đợt mất giá tồi tệ nhất của họ trong bốn năm qua. Đồng thời, cổ phiếu của Samsung cũng rớt không phanh từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019 nay và mất tới một phần ba giá trị.

Tuy nhiên, khi Nhật Bản ban hành lệnh cấm, nguồn cung chip DRAM đối diện nguy cơ khan hiếm và đẩy mức giá của sản phẩm này lên cao trở lại. Có vẻ như Nhật đang góp phần bảo vệ thị trường chip nhớ tốt hơn cả mong đợi của Samsung và các nhà sản xuất khác ở Hàn Quốc, giá cổ phiếu của Samsung cũng dần tiến tới trở lại cột mốc cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác,với các doahh nghiệp Hàn Quốc,các sản phẩm của Nhật Bản được chọn vì chất lượng cao, nhưng có thể hoàn toàn được đổi chỗ cho các thành phần do Mỹ hoặc Trung Quốc sản xuất.Eo Gyu-jin, một nhà phân tích tại eBEST Investment & Securities, cho biết các công ty Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong việc hạn chế xuất khẩu trong một thời gian dài.

Tuy nhiên,xung độtgiữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã cho thấy một khía cạnh tiêu cực của toàn cầu hóa khicác chuỗi cung ứng xuyên biên giới càng ngày càng trở nên mong manh hơn. Bài học của các công ty Hàn Quốc sẽbuộc nhiều quốc gia phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ trong dài hạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả