Hạn chế rủi ro tín dụng bất động sản
Định hướng chung của NHNN vẫn là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, nâng cao an toàn chung của hệ thống chứ không vì xu hướng tăng trưởng kinh tế chậm lại mà phát triển tín dụng ồ ạt cho tất cả các lĩnh vực.
Tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bên cạnh việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn xuống còn 30% kể từ 1/10/2022, một quy định đáng chú ý nữa là việc NHNN đã tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay phục vụ đời sống cá nhân có giá trị từ 4 tỷ đồng trở lên, trong đó phần nhiều là vay mua bất động sản.
Khi hệ số rủi ro tăng lên đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải phân bổ vốn tự có cho các khoản vay đó nhiều hơn; trong khi đó, các ngân hàng vẫn phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%. Hệ quả là phần vốn cho vay ở các khoản vay lĩnh vực khác bị giảm đi. Vì thế, lãi suất mà khách hàng vay có thể sẽ cao vì ngân hàng phải bù đắp lợi nhuận bị hao hụt do dư nợ tín dụng bị giảm đi. Nếu ngân hàng muốn cho vay ở các lĩnh vực khác, buộc họ phải kiểm soát dư nợ cho vay cá nhân để phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến BĐS ở phân khúc cao cấp.
NHNN đã thể hiện thông điệp mạnh mẽ về kiểm soát cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến BĐS để mua nhà ở phân khúc cao cấp, đồng thời gián tiếp yêu cầu các ngân hàng cần dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực BĐS có tiềm ẩn rủi ro.
Xét ở góc độ rủi ro, với hệ số rủi ro của NHNN đưa ra, đối với khoản vay có giá trị lớn từ 4 tỷ đồng trở lên, việc tăng hệ số rủi ro cao hơn là hoàn toàn hợp lý để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Thậm chí theo vị chuyên gia này, NHNN có thể áp dụng hệ số rủi ro đối với khoản vay từ 3 tỷ đồng trở lên như Dự thảo lấy ý kiến trước đó về vấn đề này.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận