Halico “chìm đắm” trong chuỗi ngày thua lỗ
Chính đại diện Halico thừa nhân nguyên nhân còn do hệ luỵ từ các chương trình bán hàng, hệ thống bán hàng trước đó có các tác động tiêu cực từ các năm trước chuyển sang.
CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội - Halico (HNR) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020. Theo đó, trongquý IV/2020, doanh thu thuần của Halicogiảm 15% so với cùng kỳ năm trước, còn gần 28 tỷ đồng. Nhưng nhờ biên lợi nhuận gộp tăng từ gần 15% lên hơn 19% đã giúp lợi nhuận gộp trong quý tăng 10%, đạt hơn 5 tỷ đồng.
HNR báo lỗ ròng năm thứ 5 liên tiếp.
Chi phí trong kỳ của Haliconhìn chung giảm, duy chỉ có chi phí quản lý tăng 81%, lên gần 9 tỷ đồng, do Công ty phải bổ sung tiền thuê đất phải nộp tại khu 94 Lò Đúc. Hệ quả, Halico lỗ ròng hơn 10 tỷ đồng trong quý IV/2020.
Cùng đà giảm, doanh thu lũy kế cảnăm 2020củaHNRgiảm 19% so với năm 2019, còn gần 104 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp tăng gần 13% đã kéo lợi nhuận gộp năm 2020 củaHNRlên gần 16 tỷ đồng, gấp gần 6 lần năm trước.
Chi phí trong năm của Halico nhìn chung đều giảm (chi phí bán hàng giảm 37%, chi phí quản lý giảm 12%). Thế nhưng, Halico vẫn báo lỗ ròng gần 31 tỷ đồng, do giá vốn hàng bán và chi phí vẫn còn khá cao so với doanh thu mà Công ty đạt được.
So với kế hoạch năm 2020, doanh thu thuần của Halico chỉ đạt gần 81%, trong khi mức lỗ trước thuế thực tế lại thấp hơn mức dự kiến trong kế hoạch.
Tình trạng thua lỗ kinh doanh thua lỗ của Halico đã kéo dài trong nhiều năm nay. Năm 2019, sản lượng sản xuất của doanh nghiệp chỉ đạt 55,3% kế hoạch năm và bằng 38,9% so với thực hiện năm 2018.
Sản lượng tiêu thụ năm 2019 cũng chỉ đạt 72,8% so với kế hoạch năm và bằng 90,5% so với năm 2018. Doanh thu bán hàng đạt 73,5% so với kế hoạch năm và chỉ bằng 91,8% so với năm 2018. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp âm 64,87 tỷ đồng, trong khi năm 2018, doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế âm 78,37 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã có kế hoạch giảm lỗ xuống còn âm 59,69 tỷ đồng nhưng không thành công.
Điều này khiến cho nhiều người thấy tiếc nuối cho 1 thương hiệu đã tồn tại suốt 120 năm qua. Công ty CP Rượu và Nước Giải khát Hà Nội (Halico) tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được xây dựng ở khu vực Đông Dương thời bấy giờ.
HNR lỗ ròng hơn 10 tỷ đồng trong quý IV/2020.
Thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng thực phẩm nói chung và mặt hàng rượu nói riêng ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, hình ảnh và bao bì mẫu mã… Xu hướng người tiêu dùng tự mang rượu đến các nhà hàng ngày càng lớn.
Halico đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng rượu khác và đặc biệt là đối mặt với tình trạng trốn lậu thuế, làm hàng gải, hàng nhái của các cơ sở tư nhân tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, công bằng.
Ngoài ra, như chính đại diện của doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân còn do hệ luỵ từ các chương trình bán hàng, hệ thống bán hàng trước đó có các tác động tiêu cực từ các năm trước chuyển sang mà chưa thể giải quyết dứt điểm được ngay, đặc biệt là vấn đề bán lẫn vùng lấn tuyến và bán phá giá…
Nhu cầu sản xuất ở mức thấp so với năng lực sản xuất của nhà máy dẫn tới không giảm được giá thành sản xuất, đồng thời trong năm 2019 Halico phải bố trí nghỉ ngừng việc lớn.
Trong giai đoạn 2011-2012, tập đoàn rượu lớn nhất thế giới Diageo đã chi ra gần 2.000 tỷ đồng để sở hữu 45,5% cổ phần Halico. Những tưởng việc này sẽ giúp cho Halico vực dậy và lấy lại vị thế.Song, ban giám đốc Halico thừa nhận doanh nghiệp đã "chưa khai thác được thế mạnh trong việc hợp tác với đối tác Diageo trong việc gia công sản phẩm và sử dụng kênh phân phối của Diageo Việt Nam".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận