Hai thái cực: Meta rời Top 20, Twitter thời Elon Musk
Trong khi công ty Meta của tỷ phú công nghệ Mark Zuckerberg xoá sổ 676 tỷ USD và rời Top 20 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, thì Elon Musk đã chính thức tiếp quản Twitter với những kỳ vọng đầy mới mẻ.
Meta lao dốc
Các cổ đông của Meta Platforms Inc. đang phải trả giá đắt cho việc chi tiêu vào Metaverse, khi giá trị thị trường của công ty mẹ Facebook đã giảm xuống con số khổng lồ 676 tỷ USD trong năm nay và bị loại khỏi Top 20 công ty lớn nhất thế giới.
Giờ đây, Meta và Zuckerberg tiếp tục đối mặt với khó khăn mới
Theo Bloomberg, cuối tháng 10, cổ phiếu của Meta đã giảm 25%, mức giảm sâu nhất kể từ đợt sụt giảm hồi tháng 2, sau khi công ty khiến các nhà đầu tư nghi ngờ về chi phí tăng cao dành cho phiên bản thực tế ảo và sự sụt giảm doanh thu trầm trọng.
Đầu năm 2022, Meta là công ty lớn thứ 6 của Hoa Kỳ tính theo vốn hóa thị trường với giá trị 1.000 tỷ USD. Sau 10 tháng, công ty này chỉ còn trị giá khoảng 260 tỷ USD, xếp thứ 27 trên thế giới, nhỏ hơn các công ty như Chevron Corp., Eli Lilly & Co. và Procter & Gamble Co.
Từng là con cưng của Phố Wall, đến nay Meta đang dần mất ưu thế với các công ty môi giới. Ít nhất ba ngân hàng đầu tư gồm Morgan Stanley, Cowen và KeyBanc Capital Markets đã hạ xếp hạng cổ phiếu của họ sau khi công ty đưa ra triển vọng doanh thu hàng quý đáng thất vọng.
Mandeep Singh, một nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho biết: “Meta vẫn quá tích cực với các khoản đầu tư vào các sáng kiến dài hạn, bất chấp tốc độ tăng trưởng doanh thu dự kiến giảm mạnh. Quan điểm về Opex (chi phí hoạt động) và Capex (chi phí vốn) của công ty cho năm 2023 là rất đáng ngạc nhiên, do sự thiếu hụt lực kéo và những nỗ lực từ chính họ”.
Mặc dù sự sụt giảm mới đây của Meta là một động thái lớn, nhưng vẫn chưa đáng kể so với đợt sụt giảm 26% hồi tháng 2, xoá sổ khoảng 251 tỷ USD giá trị thị trường do kết quả thu nhập tồi tệ. Đó là lần sụt giảm giá trị thị trường lớn nhất đối với bất kỳ công ty của Mỹ nào từ trước đến nay.
Có thể thấy, Meta đã thông báo chuyển sang đầu tư vào thực tế ảo một năm trước, cùng với việc đổi tên công ty từ Facebook Inc. thành Meta Platforms. Họ dự kiến tổng chi phí cho năm nay khoảng 85 - 87 tỷ USD. Cho năm 2023, con số đó sẽ tăng lên 96 - 101 tỷ USD.
Neil Campling, nhà phân tích tại Mirabaud Securities nhận xét đó là thông tin tiêu cực lớn vì các nhà đầu tư hy vọng Meta sẽ cắt giảm mạnh chi phí. Nhà phân tích đã so sánh Meta với IBM vào năm 2005 và ví von rằng: “Giống như IBM tượng trưng cho công nghệ khủng long 1.0… thì Meta có thể phải đối mặt với nguy cơ trở thành hóa thạch thế hệ tiếp theo”.
Chi tiêu ngày càng tăng nhanh của Meta đã thu hút nhiều câu hỏi từ các nhà phân tích trong cuộc họp hội nghị quý 3, liệu Meta có đang bỏ qua các mối đe dọa cạnh tranh với hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình trong việc ưu tiên phát triển hay không? CEO Zuckerberg cho biết, Meta phải đối mặt với rất nhiều thách thức nên không thể chỉ tập trung vào một vấn đề.
"Hãy nhìn xem, hiện nay có rất nhiều điều đang diễn ra không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà trên toàn cầu. Có rất nhiều yếu tố cạnh tranh, thách thức về quảng cáo, đặc biệt là đến từ Apple. Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề dài hạn hơn mà chúng tôi phải tính đến chi phí, vì chúng tôi tin rằng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn theo thời gian. Chúng tôi sẽ giải quyết từng vấn đề trong những khoảng thời gian khác nhau. Vì thế, những ai kiên nhẫn và đầu tư cùng Meta cuối cùng sẽ được đền đáp", tỷ phú công nghệ bày tỏ.
Ngoài Zuckerberg, các giám đốc điều hành khác của Meta cũng chia sẻ, việc tăng chi tiêu theo kế hoạch vào năm 2023 sẽ chủ yếu hướng tới việc mở rộng năng lực trí tuệ nhân tạo (AI), cung cấp năng lượng cho công cụ đề xuất nội dung tùy chỉnh của Meta, bao gồm cả tính năng Reels được thiết kế để cạnh tranh với các video của TikTok. Đặc biệt, phần cứng cần thiết để chạy các thuật toán AI cũng đang khiến Meta phải nâng cấp các trung tâm dữ liệu của mình. Đồng thời, việc ra mắt tai nghe thực tế ảo Quest mới cho người tiêu dùng theo kế hoạch, sẽ khiến khoản lỗ tại đơn vị Reality Labs của Meta sẽ tăng lên đáng kể vào năm tới.
Twitter thời Elon Musk
Elon Musk được biết đến là một tỷ phú nổi tiếng thế giới khi tạo ra ít nhất hai ngành công nghiệp tên tuổi là Tesla và SpaceX. Hiện tại, tham vọng của Musk đang tiếp tục được thực hiện với việc mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD.
Tham vọng của Elon Musk đang tiếp tục được thực hiện với việc mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD
Những ngày gần đây, Musk đã có buổi thuyết trình với các nhà đầu tư, phác thảo các kế hoạch “vĩ đại” của ông dành cho Twitter và các mục tiêu tài chính của nó. Theo góc nhìn tổng quan của Thời báo New York về bài trình bày đối với dịch vụ truyền thông xã hội trong những năm tới sẽ như sau:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận