"Hái ra tiền" từ ngành triển lãm
Ngành tổ chức triển lãm được dự báo sẽ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến việc bỏ tiền vào các triển lãm và công ty triển lãm.
Vietnam Expo 2019 lại sắp diễn ra tại TP.HCM có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 850 doanh nghiệp tham gia từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, diện tích trưng bày lên tới 10,000 m2 tương đương 900 gian hàng sẽ kết nối với khoảng 20,000 lượt khách tham quan.
TP. HCM được cho là thị trường năng động nhất Việt Nam về số lượng và quy mô các triển lãm. Tại Việt Nam có khoảng 100 cuộc triển lãm, hội chợ mô hình quốc tế tập trung ở Hà Nội và TP. HCM. Chỉ riêng tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC (TP. HCM) mỗi năm có khoảng 53 triển lãm được tổ chức, đương 1 tuần diễn ra 1 triển lãm. Quy mô cao hơn Hà Nội từ 25% - 30%.
Con số này tạo nhiều sức ép để thu hút doanh nghiệp tham gia và tham quan. Cụm từ kết nối giao thương (Business matching) ngày càng trở nên phổ biến, tạo giá trị cốt lõi trong các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, hội thảo. Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu suất của hoạt động này là quy mô doanh nghiệp tham gia và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Với tư cách là tên tuổi đầu tiên trong ngành triển lãm Việt Nam, bà Nguyễn Hồng Nhung, Phó giám đốc Vinexad cho rằng, nếu không tạo giao dịch hiệu quả, các triển lãm sẽ giảm sút đi nhanh chóng.
Sự phát triển về quy mô đồng nghĩa với sự phát triển về chất lượng, tuy nhiên cũng có những khía cạnh hiệu suất của những giao dịch sẽ mang giá trị cao hơn là số lượng khách tới tham quan.
Điều này đúng trong trường hợp là triển lãm chuyên ngành, như: triển lãm chuyên ngành Cơ khí và dụng cụ cầm tay (Hardware & Handtools), Triển lãm cảnh quan và làm vườn (Garden & Landscape), Triển lãm Y Dược (Medipharm Expo), Triển lãm Thực phẩm (Vietfood & Beverage)…. mà Vinexad là đơn vị tổ chức.
Để thu hút những khách hàng là các tập đoàn, thương hiệu mạnh, đa quốc gia, theo bà Nhung đòi hỏi nhà tổ chức có tệp dữ liệu rộng khắp, nền tảng tốt với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, hệ thống nhận diện và công nghệ cập nhật… Ngoài ra, “tinh thần” của nghề làm xúc tiến thương mại là đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên hết.
Năm nay các quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt tại Vietnam Expo như Anh, Ấn Độ, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Nga, Nhật Bản, Philippin, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Mỹ… Những khu quốc gia duy trì thường niên như: Khu gian hàng Hàn Quốc; Khu gian hàng Indonesia…
Ông Andreas Gruchow, Chủ tịch Hiệp hội triển lãm toàn cầu (UFI), nhận định, ngành công nghiệp triển lãm được dự báo sẽ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến việc bỏ tiền vào các triển lãm và công ty triển lãm.
Tuy nhiên, để ngành công nghiệp này ở Việt Nam bùng nổ được như Thái Lan, cần nhiều hơn sự nỗ lực từ các cấp quản lý, nhà tổ chức và doanh nghiệp tham gia.
Ngành triển lãm Thái Lan đang có cơ hội và lợi nhuận cao nhất Đông Nam Á. Cục Triển lãm và Hội nghị Thái Lan (TCEB) tiết lộ, bên cạnh hàng nghìn triển lãm lớn nhỏ đang được tổ chức đều đặn mỗi năm, riêng trong năm 2019, nước này sẽ mang về thêm 17 triển lãm tầm cỡ quốc tế.
Trong đó, các lĩnh vực thực phẩm, kinh doanh nông nghiệp, y tế - sức khỏe và kỹ thuật - công nghệ ôtô là những ngành nổi bật thu hút số lượng lớn khách tham quan và các nhà tổ chức triển lãm thương mại ở nước ngoài đến nước này năm 2018.
Theo thống kê, mỗi năm nước này thu về triệu USD từ ngành công nghiệp này. Năm 2018, tăng trưởng của công nghiệp triển lãm lên tới 35,9%, mức cao nhất trong 14 năm gần đây, đưa Thái Lan là điểm đến hàng đầu của khu vực Đông Nam Á trong đón khách MICE. Ngoài ra, lượng khách này còn đóng góp đến 10% vào doanh thu toàn ngành du lịch Thái Lan.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận