24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
An Nhiên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hai cú sốc và sự thay đổi cấu trúc toàn cầu mà xung đột Nga – Ukraine mang lại

Lạm phát tăng cao, tăng trưởng suy giảm, gián đoạn tại các thị trường tài chính. Và liệu cấu trúc kinh tế toàn cầu đã đến lúc thay đổi?

Trong suốt thập kỷ qua, rủi ro địa chính trị gia tăng đã trở thành một đặc điểm thường trực của thế giới, từ cạnh tranh Mỹ-Trung cho đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh hay căng thẳng ở Trung Đông. Thế nhưng nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính vẫn “tảng lờ” nguy cơ này, tự trấn an rằng tình hình sẽ luôn được kiềm chế kịp thời. Việc Nga đưa quân vào Ukraine có thể phá vỡ sự “lạc quan” này.

Hệ quả trước mắt sẽ là lạm phát cao hơn, tăng trưởng thấp hơn và một số gián đoạn đối với thị trường tài chính và có thể tồi tệ hơn nữa khi các biện pháp trừng phạt có tác động sâu hơn và tình hình không cải thiện. Trong dài hạn, chuỗi cung ứng theo mô hình toàn cầu hoá có thể suy yếu thêm và kéo theo đó là thị trường tài chính hội nhập vốn đã là nền tảng của kinh tế thế giới từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Cú shock đầu tiên

Chấn động đầu tiên sẽ đến từ giá cả hàng hoá. Ngoài việc là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu, Nga còn là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp quan trọng các kim loại công nghiệp như niken, nhôm và palladium. Cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn, trong khi Nga và Belarus (một nước thân Nga) là nhà xuất khẩu lớn kali, một nguyên liệu đầu vào của phân bón.

Giá của những mặt hàng này đã tăng trong năm nay và trước tình hình Ukraine sẽ có khả năng tăng cao hơn nữa. Giá dầu Brent đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào sáng 24/2 và giá khí đốt tại châu Âu tăng 30%.

Nguồn cung hàng hóa có thể bị thiệt hại theo một trong hai cách. Việc giao hàng có thể bị gián đoạn nếu cơ sở hạ tầng như đường ống hoặc cảng Biển Đen bị phá hủy. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt sâu hơn đối với hàng hóa của Nga có thể khiến việc mua bán tắc nghẽn.

Cho đến nay, cả hai bên vẫn thận trọng tránh tổn hại trực diện vào thương mại năng lượng và hàng hóa. Điều này đúng ngay cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lệnh trừng phạt sau vụ sáp nhập Crimea đã không ngăn các khoản đầu tư của BP, ExxonMobil hay Shell đổ vào Nga, trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Rusal, một công ty kim loại của Nga, vào năm 2018 chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Quyết định của Đức hủy bỏ đường ống dẫn khí Nord Stream 2 hôm 22/2 phần lớn mang tính biểu tượng vì nước này chưa vận chuyển khí đốt từ Nga sang phương Tây.

Tuy nhiên, nếu lần này phương Tây quyết định “chơi đến cùng” và thắt chặt hạn chế đối với ngành tài nguyên thiên nhiên của Nga, nguồn cung toàn cầu sẽ chịu tác động mạnh. Nga có thể trả đũa bằng cách cố tình tạo ra những nút thắt làm tăng giá. Mỹ có thể dựa vào Saudi Arabia để tăng sản lượng dầu và thúc đẩy các công ty đá phiến trong nước tăng sản lượng. Nhưng nhìn chung, giá cả sẽ tăng cao, siêu lạm phát khó có thể tránh khỏi và tất cả các nước đều sẽ chịu ảnh hưởng.

Cú shock thứ hai

Cú shock thứ hai liên quan đến công nghệ và hệ thống tài chính toàn cầu. Trong khi giao thương tài nguyên là một lĩnh vực phương Tây và Nga vẫn có lợi ích đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, thì về tài chính và công nghệ, cán cân quyền lực kinh tế lại nghiêng về một phía.

Do đó, Mỹ có khả năng sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn theo kiểu Huawei đối với các công ty công nghệ Nga, hạn chế quyền tiếp cận đối với phần mềm và chất bán dẫn, đồng thời đưa vào danh sách đen hai ngân hàng lớn nhất của Nga, hoặc tìm cách cắt Nga khỏi hệ thống liên ngân hàng thế giới.

Các trừng phạt về công nghệ sẽ cản trở sự phát triển của Nga về dài hạn và gây khó chịu cho người tiêu dùng trong nước. Các hạn chế ngân hàng sẽ có hiệu lực ngay lập tức, gây ra tình trạng khan hiếm vốn và cản trở các dòng tài chính. Trên thực tế, Nga vốn đã có hành động để bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi điều này: tỷ trọng hóa đơn trả theo USD của nước này đã giảm kể từ vụ sáp nhập Crimea vào năm 2014, và nước này đã tăng đáng kể dự trữ ngoại hối.

Theo The Economist

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả