HAH: Tăng tốc đầu tư tàu mới cải thiện năng lực vận tải
Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu HAH qua phân tích của NVC Team.
Triển vọng ngành cảng biển 2022
Theo đánh giá chung từ thị trường, tình trạng tắc nghẽn cảng trên toàn cầu và năng lực vận chuyển container hạn chế khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Trên thực tế, sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện đang ở mức đỉnh điểm với thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài kỷ lục, số lượng tàu lớn chờ đợi tại các cảng, tình trạng thiếu tài xế xe tải, khung trọng tải và kho bãi.
Mặc dù vậy, giá cước vận chuyển container giao ngay dự kiến sẽ giảm dần trên thị trường quốc tế khi tình trạng tắc nghẽn giảm bớt (nhiều khả năng sẽ xảy ra trong nửa cuối năm 2022). Mặt khác, các chuyên gia phân tích dự kiến giá cước vận tải nội địa cũng sẽ tăng đáng kể, bởi nhu cầu vận chuyển nội địa sẽ phục hồi từ mức thấp trong năm 2021, khi hoạt động sản xuất hồi phục trở lại nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao.
Về hoạt động tại các cảnh biển được kỳ vọng mức tăng trưởng sản lượng có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021, do hoạt động sản xuất phục hồi sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng cả năm ước đạt khoảng 10%-20%, cao hơn mức tăng trưởng hàng năm trong điều kiện thông thường. Ngoài ra, các cảng biển nước sâu còn dư công suất có thể có mức tăng trưởng cao hơn, trong khi các cảng sông có thể tăng trưởng ở tốc độ tăng của ngành.
Tổng quan doanh nghiệp
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) thành lập năm 2009 trên cơ sở góp vốn của bốn đơn vị bao gồm CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải, CTCP Hàng hải Hà Nội, CTCP Đóng mới và sửa chữa tàu Hải An và CTCP Hải Minh. Công ty hoạt động chính trên lĩnh vực khai thác cảng và vận tải, chủ yếu tại địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, trong khu vực Hải Phòng đang có tương đối nhiều cầu cảng của các công ty kinh doanh khai thác cảng bao gồm cảng Hải Phòng, cảng Đoạn Xá, cảng Transvina, cảng Greenport, cảng Hải An, cảng Đình Vũ, Tân Cảng Hải Phòng, PTSC Đình Vũ.
Công ty cung cấp các dịch vụ bao gồm:
- Xây dựng và cung cấp các dịch vụ cảng biển: Bốc xếp, lưu giữ hàng hóa,...
- Vận tải hàng hóa bằng đường biển
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ logistics.
- Dịch vụ đại lý vận tải biển
Tổng quan bức tranh tài chính HAH
Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2022
HAH công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với doanh thu thuần tăng vọt gấp 1,8 lần cùng kỳ lên mức 652 tỷ đồng. Giá vốn chỉ chiếm 312 tỷ nên lợi nhuận gộp đạt mức cao gần 340 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên lên tới 52% trong khi cùng kỳ chỉ 27%.
Thêm vào đó, liên doanh liên kết mang về khoản lãi 9,5 tỷ đồng. Do đó, sau khi trừ các loại chi phí, HAH đạt tới 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, gấp gần 3 lần cùng kỳ.
Theo HAH, sở dĩ kỳ này lãi lớn do công ty đầu tư thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và tháng 5/2021 dẫn đến số lượng tàu quý 1 năm nay nhiều hơn cùng kỳ. Ngoài ra, giá cước vận tải nội địa tăng, giá cho thuê tàu tăng mạnh và số tàu cho thuê kỳ này nhiều hơn.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, Công ty dự kiến tổng sản lượng khai thác là 948,000 TEU, trong đó khai thác cảng là 411,000 TEU; khai thác tàu là 395,000 TEU; sản lượng Depot là 142,000 TEU. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đề ra lần lượt là gần 2,388 tỷ đồng và 550 tỷ đồng, tăng 19% và 23% so với năm trước.
Như vậy, riêng trong quý 1/2022, HAH đã thực hiện được 27% kế hoạch doanh thu và 36% về lợi nhuận.
Tiềm năng tăng trưởng
HAH vẫn đang duy trì chiến lược gia tăng đội tàu để cải thiện năng lực vận tải. Theo kế hoạch 4 tàu đóng mới sẽ được giao trong năm 2023 - 2024. Tất cả đều thuộc loại Bangkok Max IV, 1.800 TEU, (1800 TEU, Máy chính là loại Tier II – đạt Tiêu chuẩn khí thải của Châu Âu và Mỹ), bắt đầu bàn giao từ tháng 9/2023. Tổng vốn đầu tư ước tính là 120 triệu USD, trong đó 50% được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng. Với các tàu mới đầu tư, trọng tải đội tàu của HAH sẽ đạt 14.200 TEU (10 tàu) trong năm 2022 và 21.000 TEU (14 tàu) trong năm 2024, tăng gấp đôi so với năm 2021.
HAH dự kiến sẽ đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ hàng ngày cho các tuyến nội địa. HAH có kế hoạch thành lập Công ty liên doanh vận tải container Zim – Hải An, vốn điều lệ 2 triệu USD hợp tác với hãng tàu Zim Integrated Shipping Services Ltd. – hãng tàu container đứng thứ 10 thế giới, hiện khai thác hơn 100 tàu container với tổng tọng tải 438.000 TEU. Sau khi thành lập, công ty này sẽ mở 2 tuyến vận tải container tuyến Việt Nam – Đông Nam Á, Việt Nam – Trung Quốc.
Lãnh đạo Hải An khẳng định việc đóng mới 3 tàu chưa ăn thua gì so với nhu cầu phát triển của công ty. Ngoài kế hoạch đã trình ĐHĐCĐ, ban lãnh đạo sẽ căn cứ vào biến động và cơ hội của thị trường để tiếp tục mua thêm tàu. Khi đó, doanh nghiệp ưu tiên mua tàu cũ và tạm dừng đóng mới vì giá đã tăng quá nhiều.
Hải An đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất nhờ yếu tố thuận lợi của thị trường cùng với chiến lược phát triển đội tàu hiệu quả. Lợi nhuận năm nay dự kiến tiếp tục đột phá hơn năm 2021 và có thể vượt qua kế hoạch lợi nhuận mà doanh nghiệp thông qua. Chúng tôi dự phóng lợi nhuận năm 2022 của HAH có thể đạt từ 650-700 tỷ đồng tương ứng EPS năm 2022 khoảng 10,500 đồng, tương ứng PE khoảng 7. Giá hợp lý của HAH trong vùng 90,000 – 100,000 năm nay tương ứng PE trong khoảng 8 – 9.
Khuyến nghị
Khuyến nghị: MUA với giá mục tiêu 1 năm 100.000 VNĐ/cổ phiếu
Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Giám đốc TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận