menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đăng Khoa

Hà Nội: Có hay không lợi ích nhóm trong xây dựng bến xe Yên Sở?

Việc xây dựng bãi xe Yên Sở (quận Hoàng Mai) giữa khu dân cư đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay hơn 3,4ha diện tích dự án bến xe Yên Sở đang bị lãng phí nghiêm trọng, chỉ là bãi đất hoang được quây tôn kín mít, không có sự xuất hiện của máy móc hay nhân công.

Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin, ngày 30/12/2016, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 7283 chấp thuận đầu tư dự án bến xe khách Yên Sở, quận Hoàng Mai. Tổng vốn đầu tư của dự án là 118 tỷ đồng, tiến độ thực hiện dự án là quý IV/2017 và hoàn thành vào quý II/2018. Tuy nhiên, hiện đã sang năm 2019 nhưng chủ đầu tư mới dừng lại ở phần san lấp lòng hồ Yên Sở thành một bãi đất bằng phẳng.

Như đã phản ánh trước đó, dù Cty CP bến xe Thanh Trì chỉ được thành lập 6 tháng trước khi quyết định đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở được phê duyệt. Một Cty mới thành lập, chưa thể hiện được năng lực tài chính cũng như năng lực trong việc đầu tư xây dựng bến xe lại được UBND TP Hà Nội “chỉ định” mà không qua đấu thầu. Đáng chú ý, thời điểm UBND TP Hà Nội ký quyết định chấp thuận Cty CP bến xe Thanh Trì là nhà đầu tư bến xe Yên Sở, Hà Nội vẫn chưa có bản quy hoạch chi tiết bến xe ngoài Quyết định số 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghịch lý ở chỗ, Quyết định số 7283/QĐ-UBND vào cuối năm 2016 chấp thuận nhà đầu tư bến Yên Sở, nhưng đến 2018, Hà Nội mới thông qua đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp nhận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, đến ngày 5/12/2018, TP Hà Nội mới chính thức ban hành Nghị quyết 15/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, căn cứ theo Quyết định số 519, các bến xe hiện có nằm sâu trong phạm vi đô thị trung tâm tạm thời được giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo trên cơ sở quy mô hiện có gồm 4 bến xe: Bến xe Gia Lâm; Mỹ Đình; Giáp Bát; Nước Ngầm, dự kiến sau năm 2025 tất cả các bến xe này sẽ di chuyển ra khỏi vành đai 3.

Ngoài ra, các bến xe khách liên tỉnh quy hoạch mới chỉ gồm có 7 bến phục vụ đô thị trung tâm gồm: Bến xe Nội Bài; Bến xe Đông Anh; Bến xe Cổ Bi; Bến xe Ngọc Hồi; Bến xe Yên Nghĩa; Bến xe phía Tây thành phố nằm tại khu vực nút giao đường vành đai 4 và QL6; Bến xe Phùng. Xây dựng một số bến xe khách trong giai đoạn trung hạn tại các khu vực: Phía Nam (Nam Vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, diện tích 3,4ha); phía Tây (khu vực Nam Quốc lộ 32, Xuân Phương, huyện Từ Liêm, diện tích 3 - 5ha); phía Bắc (khu vực Vân Trì và Hải Bối, huyện Đông Anh diện tích 3 - 5ha).

Hà Nội: Có hay không lợi ích nhóm trong xây dựng bến xe Yên Sở?

Hơn 3,2ha đất nay vẫn là bãi cỏ hoang phế.

Như vậy, bến xe khách Yên Sở tại vị trí vành đai 3, phường Yên Sở là bến xe hoạt động trung hạn trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến quy hoạch xây dựng mới. Thế nhưng theo Quyết định số 7283, Cty CP bến xe Thanh Trì được phép hoạt động 50 năm.

Trước đó, bến xe tạm Pháp Vân cũng được đề xuất xây dựng nhưng phải dừng lại vì không hợp lý, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông. Mới đây, TP Hà Nội cũng chủ trương di dời Bến xe Lương Yên vì nằm trong nội đô. Theo Quy hoạch bến xe Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, TP Hà Nội đã xác định chuyển các bến xe hiện có ra khu vực đường Vành đai 4.

Ngay khi có quyết định chủ trương đầu tư bến xe Yên Sở, người dân và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đã lên tiếng phản đối xây dựng dự án này. Theo đánh giá, việc xây dựng bến xe được cho là phá vỡ quy hoạch đô thị và không phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, có khả năng gây tắc nghẽn giao thông tại khu vực. Có thể thấy, chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét lại tính khả thi và sự cần thiết của dự án xây dựng bến xe Yên Sở để tránh lãng phí không đáng có về ngân sách cũng như tài nguyên đất – đang ngày càng hạn hẹp tại Thủ đô.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục tìm hiểu và cung cấp thông tin liên quan đến việc triển khai thi công của Dự án Bến xe Yên Sở.

Diệu Anh

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại