menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Trung Thu

Hà Nội cam kết đủ hàng hóa, khuyến cáo người dân không mua tích trữ

Dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, TP (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng. Ngành Công thương Hà Nội cam kết, đảm bảo đáp ứng đầy đủ

Doanh nghiệp phân phối vào cuộc

Dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại trên địa bàn TP Hà Nội với những diễn biến phức tạp. Để sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân, theo đại diện Tập đoàn Central Retail- chủ quản lý chuỗi các siêu thị như Big C, GO! và Tops Market, trước diễn biến dịch Covid-19, đơn vị đã tăng gấp đôi lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường. Đối với khẩu trang, lượng hàng hóa đơn đơn vị tích trữ đủ trong 4 tháng tiêu thụ.

Liên quan đến công tác chuẩn bị hàng hóa trước bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại, ông Nguyễn Thái Dũng - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thương mại Hà Nội - cho biết, hiện nay, toàn bộ kho hàng của hệ thống siêu thị Hapro, Fuji Mart… đã được chuẩn bị đầy đủ hàng hóa cả hàng tươi và hàng đông lạnh (đầy đủ hàng ở cả kho mát và kho lạnh). Đặc biệt, các mặt hàng thiết yếu, người tiêu dùng quan tâm nhiều trong các đợt Covid-19 trước đây như gạo, dầu ăn, nước mắm, mì gói, nước rửa tay, khẩu trang… luôn luôn có đầy đủ hàng hóa, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

Còn theo bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đảm bảo nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân, hệ thống siêu thị Co.opmart đã dự trữ 12.000 tấn nông thủy sản, 5 triệu khẩu trang và một lượng lớn nước rửa tay khử khuẩn.

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, trong những ngày qua, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tại hệ thống siêu thị như Big C, Hapro Mart, Win Mart…, và các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, lượng hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm đầy đủ, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua hàng hóa, thực phẩm tích trữ. Tại hầu hết siêu thị trên địa bàn Hà Nội các kệ hàng đầy ắp hàng hóa, nhân viên siêu thị luôn sẵn sàng bổ sung thêm hàng hóa. Nhiều siêu thị còn tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá qua đó kích cầu tiêu dùng.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, tại siêu thị, các loại hàng hóa phong phú, đa dạng, sức mua ổn định, giá các loại hàng hóa cũng không tăng so với trước khi phát hiện trường hợp dương tính với dịch Covid-19. Bên cạnh đó, không có tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng hóa, tích trữ nhu yếu phẩm do lo sợ dịch bệnh.

Đáng chú ý, tại các siêu thị, công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm. Tại tất cả siêu thị trên địa bàn Hà Nội đều bố trí nhân viên kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khách hàng sử dụng khẩu trang khi vào siêu thị mua sắm.

Trong khi đó, công tác tuyên tuyên phòng chống dịch Covid-19 được ban quản lý hệ thống chợ truyền thống triển khai dưới nhiều hình thức như: Dán pano áp phích, thông qua các loa phát thanh. Gần như 100% người dân đi mua sắm tại chợ truyền thống, siêu thị đều đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid-19.

Đảm bảo đủ hàng hóa, người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tối ngày 5/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Theo đó, yêu cầu chính quyền địa phương vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời, lực lượng chức năng trên địa bàn TP cũng phải tăng cường công tác quản lý, tránh đầu cơ, thổi giá. Kiểm tra, kiểm soát hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả hàng nhái, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch.

Liên quan đến nguồn cung hàng hóa trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bà Trần Thị Phương Lan-Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- cho biết, Hà Nội đảm bảo dự trữ hàng hóa đầy đủ, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân Thủ đô khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Theo đó, lượng hàng hóa thiết yếu trong tháng dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường. Dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, TP (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, căn cứ theo mức độ lây lan của dịch đã xác định tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo cấp độ như sau: Cấp độ 1 (từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên): 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 (từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc): 1048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 (từ trên 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc): 5359,05 tỷ đồng.

Để chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, rất cần sự chung tay của chính người dân, thực hiện nghiêm quy định 5K trong phòng dịch Covid-19.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả