Gửi tiết kiệm có phải là đầu tư
Sau bài post hôm trước, có một bạn nhắn hỏi mình tại sao mình không liệt kê Tiền gửi tiết kiệm là một loại Tài sản đầu tư, rõ ràng khi gửi tiết kiệm, chúng ta cũng có lãi mà?
Khi nghe đến câu hỏi này, nhiều bạn chắc sẽ nghĩ ôi easy game vậy cũng pải hỏi, cơ mà mình lại thấy đây là 1 topic rất thú vị và trên thực tế, cũng là một chủ đề gây tranh cãi trong giới chức làm luật. Bởi nếu xét Gửi tiết kiệm là Đầu tư, thì Lãi tiết kiệm sẽ phải bị đánh thuế như đánh thuế cổ tức, trái tức.
Trước tiên, để xem Gửi tiết kiệm có phải là Đầu tư không, chúng ta cần hiểu khái niệm “Đầu tư” là gì. Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.” Như vậy, việc bỏ vốn ra, có nhằm mục đích “thực hiện hoạt động kinh doanh” hay không sẽ quyết định 1 hoạt động có phải là đầu tư không.
• Đối với trường hợp người dân hoặc doanh nghiệp gửi tiền tiết kiệm nhằm mục đích để dành vốn, chưa có kế hoạch sử dụng, ký gửi ngân hàng giữ hộ
-- rõ ràng đây chỉ đơn thuần là Tiết kiệm, không phải Đầu tư
• Tuy nhiên, các bạn đã bao giờ tự hỏi về trường hợp của MWG, dư tiền gửi tiết kiệm hơn 15.000 tỷ nhưng vẫn phải đi vay 24.000 tỷ; VNM 9.400 tỷ cũng phải đi vay trong khi đang có hơn 22.000 tỷ tiền gửi ngân hàng; hay HPG có hơn 34.000 tỷ tiền thừa để gửi tiết kiệm ngân hàng nhưng rồi lại vẫn phải đi vay 57.000 tỷ. Những doanh nghiệp trên, mục đích của họ khi gửi tiết kiệm, chính là để “thực hiện hoạt động kinh doanh”, và cụ thể là “kinh doanh tiền”
-- trường hợp này, Gửi tiết kiệm chính là Đầu tư
Nghe đến đây, có thể nhiều bạn vẫn bảo, ơ nhưng gửi tiết kiệm em vẫn có lãi suất mừ, có lãi thì vẫn là Đầu tư chứ. Vậy chúng ta sẽ cùng bàn tiếp về lãi từ Tiền gửi tiết kiệm trong 2 trường hợp trên.
• Đối với trường hợp gửi tiết kiệm nhằm mục đích "để dành vốn": Lãi suất thực nhận của chúng ta bằng Lãi suất danh nghĩa gửi tiết kiệm trừ đi tỷ lệ lạm phát. Chỉ xét đến việc giá kit test, giá xăng tăng ầm ầm, chúng ta cũng có thể thấy lãi suất danh nghĩa hầu như chỉ vừa đủ bù đắp cho sự gia tăng giá hàng hoá, hay chính là sự mất giá của đồng tiền.
• Đối với trường hợp gửi tiết kiệm nhằm “kinh doanh tiền”: Lãi suất thực nhận của các doanh nghiệp sẽ bằng Lãi suất gửi tiết kiệm trừ Lãi suất đi vay. Nhờ lợi thế uy tín, quy mô, … các doanh nghiệp đầu ngành thường có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Mức chênh lệch giữa Lãi suất tiết kiệm và Lãi suất đi vay có thể chỉ là 0,5-1%, nhưng nếu tính trên số tiền gửi tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ thì khoản lợi nhuận là không hề nhỏ, vì cứ mỗi 10.000 tỷ là đã lãi được 50-100 tỷ rồi. Quan trọng hơn hết, là việc kinh doanh tiền này các doanh nghiệp không cần bỏ vốn tự có của mình ra, một hoạt động trading phải nói là “risk-free”.
Chốt lại, Tiết kiệm có phải Đầu tư hay không, là tuỳ thuộc vào mục đích và cách thức thực hiện của hoạt động này. Đến đây, nhiều bạn chắc sẽ cảm thấy ôi khum muốn gửi tiết kiệm, mà muốn lao vào đầu tư ngay và luôn. Cơ mà, mọi vấn đề chúng ta cần nhìn nhận một cách đa diện và đa chiều.
Mặc dù việc chúng ta gửi tiết kiệm nhằm mục đích “để dành vốn” không phải đầu tư, nhưng việc gửi tiết kiệm như này, nếu rơi vào thời điểm “Cash is King”, thì còn được đánh giá cao hơn cả việc đầu tư. Còn khi nào “Cash is King” thì chúng ta sẽ cùng thảo luận thêm trong những post sau nhé ^^
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận