GRDP và Lương, vì sao chênh lệch?
Có hai con số mà báo chí Việt Nam hay dùng lẫn lộn để đánh giá mức tăng trưởng. Đó là GRDP và Lương.
Lấy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm ví dụ.
- GRDP của Bà Rịa-Vũng Tàu là $14,365.
- Nhưng lương bình quân của Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ tầm 7 triệu một tháng, hoặc $3,600 một năm.
- Tỷ lệ chênh lệch là 4 lần.
Vậy lý do là gì?
Rất khó để biết chính xác con số đó thật bao nhiêu. Đó nên là câu hỏi cho tổng cục thống kê. Nhưng về cơ bản thì:
- GRDP là tổng giá trị sản lượng của một khu vực trong một khoảng thời gian. Ví dụ, trong năm 2022, tỉnh Vũng Tàu đã làm ra bao nhiêu.
- Lương là số tiền một người được trả.
Nếu một công nhân được trả 7 triệu để làm ra 26 triệu, thì anh ta chỉ nhận được 7 triệu. Nó không có nghĩa là anh ta giàu có hơn.
Riêng với Vũng Tàu thì 41% sản lượng là từ dầu khí. Về thu ngân sách, Vũng Tàu chỉ được giữ lại 52%. Nghĩa là phân nửa số tiền làm ra ở Vũng Tàu lại chảy ra trung ương.
Đó là vì sao GRDP hay GDP chưa bao giờ được coi là tuyệt đối.
Nhìn rộng hơn, trong năm 2022, GDP của Việt Nam đã lại 8.02%. Nhưng nếu hỏi người dân thì họ sẽ nói rằng thu nhập thật của họ đã bị lạm phát lấy đi hơn con số tăng trưởng kia.
Con số không hề sai, chỉ là ý nghĩa khác. Nó không cho thấy số lượng nợ là gì, chất lượng sống ra sao, mức độ ô nhiễm thế nào và giá cả hàng hóa ngoài chợ đã tăng bao nhiêu.
Nếu muốn đo lường tiêu chuẩn sống, cách tốt nhất là dùng sức mua của lao động. Ví dụ, một giờ làm việc có thể mua được gì. Như năm vừa rồi, với lương bình quân là 25,000 đồng một giờ, bạn có thể mua 1 lít xăng, năm nay vẫn vậy.
Một công nhân có thể làm ra cái áo $100 nhưng chỉ được trả $1. Nhưng trong mắt thống kê, anh ta giàu lên $100. Đó là vấn đề với các số liệu ở Việt Nam.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận