menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hưng Pro

Gợi ý về chu kì cắt giảm lãi suất của FED

Về cách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kiểm soát lãi suất, thị trường hay có câu “họ đi lên bằng thang cuốn và đi xuống bằng thang máy”. Lần này, mọi chuyện có thể ngược lại và có khả năng khiến các nhà đầu tư thất vọng khi đặt cược Fed sẽ hạ lãi suất nhanh chóng.

Lãi suất đi lên vào năm 2022 và 2023 với tốc độ nhanh nhất trong 4 thập kỷ khi các nhà hoạch định chính sách cố gắng kiềm chế lạm phát. Giờ đây, khi áp lực giá giảm bớt và nền kinh tế vẫn bền bỉ, Fed đã sẵn sàng hạ lãi suất.

Trong vài ngày gần đây, một số quan chức đã đưa ra gợi ý về hướng đi của Fed, hầu hết đều thống nhất nên hành động một cách thận trọng và chậm rãi, theo đánh giá của Bloomberg.

Phó Chủ tịch Philip Jefferson đề cập đến giai đoạn giữa những năm 1990, khi Fed thành công hạ cánh mềm nền kinh tế Mỹ bằng cách hạ lãi suất, sau đó tạm dừng tại ba cuộc họp và tiếp tục giảm lãi suất.

Bà Lindsey Piegza, nhà kinh tế trưởng của Stifel Financial, cho hay: “Đợt này, Fed có thể sẽ kiên nhẫn hơn. Một khi họ bắt đầu nới lỏng chính sách, chặng đường phía trước có thể sẽ khó dự đoán hơn. Fed không có lý do gì để vội vã”.

Tốc độ hạ lãi suất của Fed có ý nghĩa to lớn đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ bởi lãi suất chuẩn của ngân hàng trung ương thường ảnh hưởng đến mọi chi phí đi vay, từ vay thế chấp mua nhà, mua xe đến thẻ tín dụng.

Ngoài ra, động thái nới lỏng chính sách của Fed cũng có thể tác động đáng kể tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Lãi suất giảm có thể được coi là một cú hích cho Tổng thống Joe Biden.

Gợi ý về chu kì cắt giảm lãi suất của FED

Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản của chu kỳ cắt giảm lãi suất này cũng rất khác so với hầu hết những đợt trước. Trong khi Fed thường hạ lãi suất để đối phó với suy thoái, nền kinh tế Mỹ lại đang hoạt động bền bỉ một cách đáng ngạc nhiên.

Ngoài ra, ở mức 3,7%, tỷ lệ thất nghiệp gần như ngang bằng với thời điểm ngân hàng trung ương này bắt đầu nâng lãi suất vào tháng 3/2022.

Sức mạnh của nền kinh tế và thị trường lao động - kết hợp với việc lạm phát tăng cao hơn dự báo vào tháng 1 - càng củng cố chiến lược thận trọng của các nhà hoạch định chính sách, không chỉ với lần hạ lãi suất đầu tiên mà còn với cả những lần giảm trong tương lai.

Các quan chức cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng Fed cần phải đưa ra quyết định chính sách dựa trên dữ liệu kinh tế mới. Tuần trước, Thống đốc Christopher Waller cho biết Fed nên “kiên nhẫn, cẩn thận và hành động có phương pháp”.

Chiến lược gia cấp cao Kathy Jones của Charles Schwab nhận định: “Với tỷ lệ thất nghiệp thấp và nền kinh tế có vẻ đang tăng trưởng với tốc độ lành mạnh, có thể Fed sẽ ưu tiên không phá hỏng bức tranh hiện tại”.

Vị chuyên gia nhấn mạnh: “Ngân hàng trung ương Mỹ có rất nhiều dư địa để giảm lãi suất nếu nền kinh tế suy yếu, nhưng nếu lạm phát tăng trở lại thì công việc của họ sẽ khó khăn hơn”.

Các quan chức Fed từng hoan nghênh việc áp lực lạm phát dịu lại vào cuối năm ngoái, nhưng một số người cảnh báo rằng tin tốt chủ yếu đến từ giá thực phẩm và năng lượng, trong khi chi phí dịch vụ vẫn còn cao.

Số liệu việc làm và lạm phát nóng hơn dự kiến cũng đã làm thay đổi kỳ vọng của thị trường. Các nhà đầu tư bây giờ dự đoán Fed sẽ thực hiện đợt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 hoặc tháng 7.

Theo dự báo của các nhà kinh tế, dữ liệu lạm phát công bố vào ngày 29/2 có thể cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân - thước đo ưa thích của Fed - sẽ tăng so với tháng liền trước vào tháng 1.

Gợi ý về chu kì cắt giảm lãi suất của FED

Tại cuộc họp cuối năm ngoái, Fed dự kiến sẽ có ít nhất ba lần giảm lãi suất trong năm nay. Các nhà hoạch định chính sách sẽ cập nhật triển vọng lãi suất tại cuộc họp ngày 19 - 20/3, nhưng thời điểm cắt giảm có thể khó dự đoán.

Tuần trước, Chủ tịch Fed chi nhánh Philadelphia là ông Patrick Harker đã ủng hộ chiến lược “giảm lãi suất từ từ, chậm rãi” để giảm thiểu rủi ro.

Trong khi đó, bà Lorretta Mester, Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland, cho biết ngân hàng trung ương không nhất thiết chỉ điều chỉnh lãi suất ở các cuộc họp có công bố triển vọng kinh tế hàng quý.

Vào năm 2004 - 2006, Chủ tịch Fed khi đó là ông Alan Greenspan từng tăng lãi suất “có chừng mực” 25 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp. Một số quan chức tin rằng cách làm này đã khiến thị trường tài chính trở nên quá tự mãn và có thể Fed sẽ không làm theo ở thời điểm hiện tại.

Một lựa chọn khác là thực hiện giảm lãi suất theo hai giai đoạn, bắt đầu với vài lần giảm 25 điểm cơ bản, sau đó tạm dừng trong một thời gian. Đây là gợi ý của các nhà kinh tế tại Deutsche Bank trong báo cáo mới công bố gần đây.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hưng Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại