menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Quý Nhâm Pro

[Góc quản trị] Có nên bỏ BSC và áp dụng OKRs?

Lãnh đạo của một số doanh nghiệp Việt Nam đang sốt sùng sục muốn áp dụng OKRs khi biết Intel, Google đã áp dụng thành công, thậm chí định bỏ luôn cả hệ thống BSC đang áp dụng được 3-4 năm. Tôi đã được tham vấn và xin chia sẻ mấy điểm dưới đây

Nếu bạn quen với việc xây dựng KPIs thuần tuý cho doanh nghiệp, bạn sẽ thấy OKRs có ưu điểm hơn hẳn vì KPIs chủ yếu dừng lại ở việc xác định các chỉ tiêu đo lường hiệu suất trong khi OKRs chỉ ra mục đích (lý do) ta cần hướng tướng và các chỉ tiêu đo lường cả hiệu suất lẫn hiệu quả.

Nhưng nếu bạn đã quen với việc xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC) từ version 3.0, bạn sẽ thấy chẳng có lý do gì phải từ bỏ BSC để áp dụng OKRs vì trong BSC đã có OKRs nhưng dưới cái tiên khác là Các mục tiêu chiến lược (KSGs-Key Strategic Goals) và các chỉ tiêu đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) và Kết quả cốt yếu (KRs). Nhưng BSC có một điểm vượt trội rõ ràng đó là 4 viễn cảnh, 3-4 chủ đề chiến lược (strategic themes), hệ thống sáng kiến chiến lược để dễ dàng biểu diễn chiến lược của doanh nghiệp dưới dạng các mục tiêu, chương trình hành động và ngân sách thực hiện.

Vậy nên quý vị đừng có vội vàng tin lời vài vị tư vấn đến khuyến nghị đập đi hệ thống BSC đang vận hành tốt để có cái gì đó “thời trang” hơn. Thực ra, doanh nghiệp có thể sử dụng OKRs như một công cụ bổ sung để quản lý việc thực hiện công việc ở cấp độ cá nhân ở các phòng ban khác nhau – ngay cả các phòng ban gián tiếp.

Tất nhiên, nếu doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa áp dụng BSC mà muốn đơn giản hơn thì hãy áp dụng OKRs.

Áp dụng đúng cách được công cụ nào cũng tốt. Điều quan trọng nhất là lãnh đạo và quản lý phải cam kết đi đến cùng. Chứ thiết lập ra rồi để đấy thì chẳng bao giờ triển khai được công cụ nào dù là đơn giản nhất.

BSC là một hệ thống quản lý, nó giúp cho doanh nghiệp thiết lập, thực hiện, giám sát, đo lường để đạt được các chiến lược & các mục tiêu của mình. Sau khi các doanh nghiệp thiết lập và phát triển các chiến lược, doanh nghiệp sẽ triển khai, thực hiện & giám sát chiến lược thông qua 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập & phát triển. Bốn khía cạnh này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp thành công và doanh nghiệp thất bại. Bốn khía cạnh này có thể được diễn giải đơn giản như sau:

Tài chính: doanh nghiệp đo lường và giám sát các yêu cầu & các kết quả về tài chính

Khách hàng: đo lường và giám sát sự thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu về các kết hoạt động đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.

Quá trình nội bộ: đo lường & giám sát các chỉ số và các yêu cầu của các quá trình trọng yếu trong nội bộ doanh nghiệp hướng đến khách hàng

Học tập & phát triển: tập trung vào cách thức doanh nghiệp giáo dục & đào tạo nhân viên, nâng cao kiến thức và cách thức doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này để duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

OKRs là công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lí mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, tập trung vào các nỗ lực đóng góp của cá nhân, nhóm, tổ chức, đo lường các đóng góp ấy để giúp tổ chức phát triển. Cụ thể:

  1. OKRs cho phép chúng ta “đào sâu” hơn về ý nghĩa của các con số. Việc kiểm tra kết quả của OKRs kĩ lưỡng giúp chúng ta đặt thêm nhiều câu hỏi cho các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, hay dự đoán tương lai dựa trên các chỉ số thể hiện kết quả.
  2. OKRs là một cam kết về thời gian và nỗ lực liên tục của toàn bộ các cá nhân trong tổ chức. Chúng ta sẽ tránh khỏi tình huống đặt các mục tiêu “vô thưởng vô phạt”, đặt ra không có cá nhân hay nhóm nào thực hiện, hoặc quá khả năng của nhóm/cá nhân.

    OKRs chỉ được thực hiện với hiệu quả cao khi các cá nhân trong tổ chức cam kết thực hiện OKRs. Cụ thể, OKRs được cập nhật thông tin thường xuyên trong từng quý, kết quả được kiểm tra cẩn thận, kĩ lưỡng và có sự điều chỉnh các chiến lược/mô hình đang thực hiện khi cần thiết.

  3. OKRs nhấn mạnh vào nỗ lực thông qua các kết quả định lượng. Thay vì việc xem xét hàng loạt các hạng mục công việc, nhiệm vụ cần được hoàn thành, OKRs chú trọng nhiều hơn đến những việc không-được-hoàn-thành cũng như những việc được-hoàn-thành để đo lường các đóng góp cho tổ chức.
  4. Tất cả các nhân viên đều làm việc cùng nhau là một đặc điểm quan trọng của OKRs nhấn mạnh yếu tố hợp tác liên chức năng và giá trị của các nhóm trong việc tạo nên thành công của tổ chức. OKRs phải được tổ chức và sử dụng để tối ưu hoá sự hợp tác và gắn kết giữa các cá nhân trong tổ chức. Tất cả các cá nhân từ nhân viên đến quản lí đều có thể nắm vững các mục tiêu và các kết quả then chốt của tổ chức.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ngô Quý Nhâm Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại