Góc nhìn phiên 08/03, Tiếp tục giằng co quanh mốc 1500 điểm
Thị trường đang có những bước đi khó lường do ảnh hưởng từ diễn biến thế giới, kết hợp với tâm lý thận trọng của đa số nhà đầu tư. Dự báo trong phiên 08/03 tới, thị trường có thể vẫn sẽ dao động xung quanh vùng 1490 - 1.505 điểm.
· Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 07/03
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6.28 điểm, xuống mức 1,499.05 điểm; HNX-Index tăng 2.28 điểm, đạt 452.86 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 579 mã tăng và 402 mã giảm. Trong rổ VN30, sắc đỏ có sự áp đảo với 22 mã giảm, 7 mã tăng và 1 mã tham chiếu.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận cuối phiên đạt hơn 981 triệu đơn vị, với giá trị đạt hơn 31.4 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 141 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt 3.78 ngàn tỷ đồng.
Khi giá dầu thế giới liên tục leo dốc và triển vọng phục hồi đang nhiều khả năng không thể diễn ra một cách trôi chảy như dự kiến. Nhiều chỉ số chứng khoán châu Á như của Hồng Kông, Trung Quốc hay Nhật Bản đã đồng loạt giảm mạnh. Tại Việt Nam, mọi thứ không đến nỗi bi quan như những diễn biến của thị trường tài chính trên thế giới, VN-Index mở đầu phiên giao dịch đầu tuần có giảm nhưng mức giảm nhìn chung không đáng kể. Sau những phút đầu giảm gần 12 điểm, VN-Index đã liên tục rút ngắn đà giảm này khi tiến tới giờ nghỉ trưa. VN-Index kết phiên sáng chỉ giảm hơn 1 điểm. Sau giờ nghỉ trưa, VN-Index có đôi lần sụt giảm nhưng dòng tiền bắt đáy đã giúp chỉ số ổn định với mức giảm chỉ 6.28 điểm, tạm dừng chân ở mức 1,499.05 điểm khi kết thúc ngày giao dịch.
VN30-Index có mức giảm mạnh hơn thị trường chung, cụ thể ở mức 1.06%. Trong rổ VN30, có tới 22 mã cổ phiếu giảm giá, 1 mã tham chiếu và chỉ 7 mã hiện sắc xanh khi kết phiên. Giảm mạnh nhất trong rổ là cổ phiếu ngân hàng TPB, giảm ở mức hơn 4%. Theo sau là cổ phiếu hàng không VJC, giá cổ phiếu này đã mất gần 4% giá trị trong phiên giao dịch ngày 07/03/2022. Những cái tên khác trong rổ cũng có diễn biến giảm giá có thể kể đến như SAB, ACB, VRE, BID hay VHM, mức giảm bình quân khoảng 3%. Ở chiều tích cực hơn, bộ đôi cổ phiếu liên quan tới dầu khí là GAS và PLX đã bật tăng mạnh, lần lượt ở mức 5.6% và 3.6%. Cổ phiếu HPG và PNJ cũng có diễn biến giao dịch tích cực, mức tăng quanh mức 2-3%.
Sắc xanh tiêu biểu nhất với VN-Index thuộc về GAS, HPG và GVR, nhóm này đóng góp tổng cộng gần 6 điểm tăng. Trong khi đó, VHM, BID, MSN và SAB là những mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số.
Dầu Brent có thời điểm vọt lên mức 130 USD/thùng tiếp tục là động lực chính thúc đẩy nhiều cổ phiếu dầu khí bay cao. Nhiều cổ phiếu dầu khí hiện sắc tím như PVD, PVB hay PVC. Các cổ phiếu than cũng có một phiên không kém cạnh, khi mà mức tăng kịch trần xuất hiện ở phần nhiều ở các cổ phiếu trong nhóm này. Cổ phiếu TC6, TDN, THT, TMB,… đồng loạt tăng hết biên độ. Nhờ vậy, nhóm khai khoáng là nhóm tăng tốt nhất trong phiên ngày 07/03/2022, ở mức 6.02%.
Các cổ phiếu vận tải - kho bãi lại cho thấy diễn biến trái chiều nhau. Trong khi các cổ phiếu cảng biển và dịch vụ cảng biển như GMD, TCL, VSC… tăng giá khá tốt thì các cổ phiếu liên quan tới hàng không như VJC, HVN, SCS hay ACV lại đồng loạt giảm mạnh.
VN-Index biến động trong biên độ hẹp cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư trong giai đoạn này. Chỉ số VN-Index giảm hơn 6 điểm và kết thúc ngay dưới mốc 1,500 điểm. Chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD duy trì đà giảm, qua đó báo hiệu rủi ro điều chỉnh là vẫn còn. Cùng với đó, khối ngoại quay lại bán ròng mạnh cũng là yếu tố không tích cực đối với thị trường Việt Nam.
· Giao dịch khối ngoại phiên 07/03
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 32,74 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.296,66 tỷ đồng, giảm 43,84% về lượng và 50,28% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó (ngày 4/3).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 68,58 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 2.761,46 tỷ đồng, tăng 42,35% về lượng và 29,49% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 35,83 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 1.464,8 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó mua ròng 10,12 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 475,18 tỷ đồng.
· Phân tích kỹ thuật
Trong phiên giao dịch ngày 07/03/2022, VN-Index nhanh chóng trở lại điều chỉnh sau khi test kháng cự 1,490-1,510 điểm (tương đương đỉnh cũ tháng 11/2021) ở phiên trước đó. Điều này cho thấy sự phân vân của nhà đầu tư về triển vọng của thị trường trong giai đoạn hiện tại.
Chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD duy trì đà giảm, qua đó báo hiệu rủi ro điều chỉnh là vẫn còn.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn giữ được trên mức trung bình 20 ngày. Tín hiệu này chứng tỏ dòng tiền vẫn chưa rời bỏ thị trường.
· Nhận định thị trường phiên 08/03
Sau nhịp mở gap giảm điểm đầu phiên, VN-Index trải qua một nhịp điều chỉnh giằng co trong biên độ hẹp và hình thành mẫu nến spinning trung tính. Chỉ số VN-Index mất 6 điểm và đóng cửa tại mức 1.499,05 điểm.
Thị trường cũng có phiên điều chỉnh nhưng mức giảm nhẹ hơn rất nhiều so với các thị trường lớn trên thế giới. Dòng tiền vẫn hướng tới các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ thị trường hàng hóa cơ bản và năng lượng.
Mặc dù đã có những nỗ lực cân bằng điểm số ở cuối phiên, nhưng nhìn chung diễn biến hồi phục khá kém, đặc biệt khi hiện tượng phân hóa hóa tiếp tục là điểm nhấn.
Thị trường đang có những bước đi khó lường do ảnh hưởng từ diễn biến thế giới, kết hợp với tâm lý thận trọng của đa số nhà đầu tư. Dự báo trong phiên 08/03 tới, thị trường có thể vẫn sẽ dao động xung quanh vùng 1490 - 1.505 điểm.
Khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục với mức 55-60% danh mục. Các nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục quan sát và chỉ giải ngân với một số mã đã về vùng hỗ trợ và các ngành được hưởng lợi gói phục hồi kinh tế như đầu tư công, vật liệu xây dựng...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận