Góc nhìn lạc quan của doanh nhân Đỗ Cao Bảo về kinh tế Việt Nam
Doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên Hội đồng Sáng lập FPT cho rằng năm 2024, khi ngành sản xuất phục hồi thì kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn.
Nhân dịp năm mới Giáp Thìn, doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên Hội đồng Sáng lập FPT chia sẻ với PLO một số góc nhìn về triển vọng kinh tế Việt Nam 2024.
.Phóng viên: Trên Facebook, ông thường bày tỏ cái nhìn lạc quan cho dù thực tế kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn. Tại sao vậy?
+ Doanh nhân Đỗ Cao Bảo: Không phải riêng tôi mà đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây đã nhận xét: “Nói về kinh tế Việt Nam năm 2023 ư, tôi chỉ nói đúng hai từ thôi - kiên cường”.
Tôi cũng cho là không có từ nào chính xác hơn hai từ ấy. Đúng là có một số không nhỏ doanh nghiệp phá sản, “thoi thóp”. Nhưng vẫn có những doanh nghiệp tăng trưởng cao, thậm chí rất cao. Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm qua đạt mức 5,05% - thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới.
Có người không tin con số ấy, bảo làm đẹp số liệu thôi. Nhưng tôi cho rằng có cơ sở. Thu ngân sách là con số biết nói, năm 2023 đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Con số này bằng 95.4% thu ngân sách của năm 2022, nhưng nếu tính cả số thuế được giảm và gia hạn thời hạn nộp thuế cỡ 193.000 tỷ đồng, thì số thu ngân sách thực của năm 2023 có thể lên đến hơn 1,9 triệu tỷ, tăng gần 100.000 tỷ đồng so với năm 2022.
Trong các con số về kinh tế Việt Nam thì số thu ngân sách nhà nước là đáng tin cậy và có độ chính xác cao nhất, đây là tiền thật về tài khoản của kho bạc. Nếu sai thì Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải Quan lấy tiền đâu để nộp vào ngân sách, nhà nước lấy tiền đâu để trả lương cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người về hưu, rồi còn chi thường xuyên duy trì bộ máy, chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư làm đường cao tốc, sân bay, bến cảng, cầu cống, chi cho an ninh, quốc phòng.
Vì sao nhiều doanh nghiệp phá sản?
. Vậy ngoài hai chữ “kiên cường” thì ông lý giải thế nào về tình hình doanh nghiệp phá sản, thoi thóp, thất nghiệp?
+ Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, với tỷ trọng xuất khẩu/GDP thuộc top cao nhất thế giới, chỉ sau các nền kinh tế thuần túy thương mại kiểu như Singapore, Hồng Kông mà thôi. Vì vậy khi mà các nhà phân phối, bán lẻ lớn cắt, giảm đơn mua hàng thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn nhất.
Ảnh hưởng đầu tiên là các doanh nghiệp sản xuất, đơn hàng ít đi thì công nhân bị thất nghiệp, bị giảm giờ làm. Lực lượng ấy cũng như giới chủ đều suy giảm thu nhập dẫn đến sức mua, sức tiêu dùng của họ giảm. Hiệu ứng dây chuyền sang các ngành kinh tế khác như du lịch, khách sạn, nhà hàng, bán lẻ cũng như các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, làm đẹp, vui chơi, giải trí.
Tôi cũng cho là không có từ nào chính xác hơn hai từ ấy. Đúng là có một số không nhỏ doanh nghiệp phá sản, “thoi thóp”. Nhưng vẫn có những doanh nghiệp tăng trưởng cao, thậm chí rất cao. Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm qua đạt mức 5,05% - thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới.
Có người không tin con số ấy, bảo làm đẹp số liệu thôi. Nhưng tôi cho rằng có cơ sở. Thu ngân sách là con số biết nói, năm 2023 đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Con số này bằng 95.4% thu ngân sách của năm 2022, nhưng nếu tính cả số thuế được giảm và gia hạn thời hạn nộp thuế cỡ 193.000 tỷ đồng, thì số thu ngân sách thực của năm 2023 có thể lên đến hơn 1,9 triệu tỷ, tăng gần 100.000 tỷ đồng so với năm 2022.
Trong các con số về kinh tế Việt Nam thì số thu ngân sách nhà nước là đáng tin cậy và có độ chính xác cao nhất, đây là tiền thật về tài khoản của kho bạc. Nếu sai thì Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải Quan lấy tiền đâu để nộp vào ngân sách, nhà nước lấy tiền đâu để trả lương cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và người về hưu, rồi còn chi thường xuyên duy trì bộ máy, chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư làm đường cao tốc, sân bay, bến cảng, cầu cống, chi cho an ninh, quốc phòng.
Vì sao nhiều doanh nghiệp phá sản?
. Vậy ngoài hai chữ “kiên cường” thì ông lý giải thế nào về tình hình doanh nghiệp phá sản, thoi thóp, thất nghiệp?
+ Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, với tỷ trọng xuất khẩu/GDP thuộc top cao nhất thế giới, chỉ sau các nền kinh tế thuần túy thương mại kiểu như Singapore, Hồng Kông mà thôi. Vì vậy khi mà các nhà phân phối, bán lẻ lớn cắt, giảm đơn mua hàng thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn nhất.
Ảnh hưởng đầu tiên là các doanh nghiệp sản xuất, đơn hàng ít đi thì công nhân bị thất nghiệp, bị giảm giờ làm. Lực lượng ấy cũng như giới chủ đều suy giảm thu nhập dẫn đến sức mua, sức tiêu dùng của họ giảm. Hiệu ứng dây chuyền sang các ngành kinh tế khác như du lịch, khách sạn, nhà hàng, bán lẻ cũng như các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, làm đẹp, vui chơi, giải trí.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận