menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Nhật Anh Pro

Góc nhìn kỹ thuật: Kịch bản nào cho VN-Index tuần 12-18/9?

Những nhận định được đưa ra trong bài viết này hoàn toàn là dựa trên lý thuyết cũng như quan điểm cá nhân của tác giả và hoàn toàn không mang tính chất khuyến nghị. Do đó, đề nghị người đọc hãy tự chịu trách nhiệm với những quyết định mua bán của mình.

Góc nhìn kỹ thuật: Kịch bản nào cho VN-Index tuần 12-18/9?

Thị trường diễn biến ra sao trước khi nhịp điều chỉnh diễn ra

Trong suốt giai đoạn từ 16/8 đến 6/9 thị trường liên tiếp có những phiên đi ngang bên cạnh đó là tình trạng thanh khoản giảm sút. Ở giai đoạn đó, hầu như có 2 kịch bản được số đông nhà đầu tư trên thị trường nhắc đến thường xuyên đó chính là:

1. Thị trường sẽ tiếp tục đi ngang trong 1 khoảng thời gian nữa để tích lũy đủ lực cho một nhịp tăng với Target là mức điểm 1320-1340 rồi sau đó sẽ có 1 cú back test mạnh diễn ra.

2. Thị trường sau một giai đoạn đi ngang cùng thanh khoản giảm sút sẽ có một cú sụt giảm trở lại vùng hỗ trợ 1220-1230 để lấy đà thực hiện một nhịp hồi phục mới.

Kết quả là trong tuần vừa rồi thị trường đã đi theo kịch bản số 2. Chỉ trong vòng 3 phiên gần đây nhất, thị trường đã có mức điều chỉnh lên tới 50 điểm. Vùng hỗ trợ 1250 mà trước đó được đánh giá có lực tiền vào rất mạnh để nâng đỡ thị trường trước 3 nhịp điều chỉnh gần đây nhất cũng đã không thể chống đỡ được trước áp lực bán tháo của thị trường tuần vừa rồi. Trả lời cho câu hỏi tại sao thị trường lại chọn kịch bản điều chỉnh như vậy thì chúng ta sẽ cần phải phải nhìn và phân tích dữ liệu diễn biến tâm lý và động lực giá trong giai đoạn 1 tháng vừa rồi.

Trước hết, với liên tiếp những nhịp điều chỉnh nhẹ cho thấy lực mua ở vùng 1250 điểm rất mạnh trước đó, chúng ta bên cạnh việc nhìn thấy sức mạnh của vùng hỗ trợ này cũng cần phải để ý rằng cả 3 lần thị trường back-test lại vùng này thì lực đẩy sau đó cũng chỉ có thể trợ lực cho Index tăng tối đa 40 điểm và không thể nào công phá mức điểm 1300.

Góc nhìn kỹ thuật: Kịch bản nào cho VN-Index tuần 12-18/9?

(H1: Khung đồ thị ngày VN-INDEX, Cre: Tradingview)

Hơn nữa, sau mỗi lật bật lại từ nền 1250 thì Index lại ngày càng cho thấy dấu hiệu suy yếu của động lực tăng và thanh khoản giảm sút dần. Để xác định sức mạnh của chỉ số sau mỗi nhịp co giật như thế ta sẽ sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối RSI. Như chúng ta đã biết thì RSI mặc dù là một chỉ báo rất phổ biến và nhìn thì có vẻ đơn thuần nhưng đây lại là chỉ báo được đánh giá là có thuật toán xác định động lực giá sát với thời gian thực nhất. Kết quả là với việc theo dõi những thông tin từ chỉ báo RSI, ta sẽ có thể nhận thấy rằng động lực tăng hiện tại của thị trường đang gặp vấn đề và rằng cần có một cú điều chỉnh mạnh mẽ hơn thì thị trường mới có đủ đà để phá vùng cản 1300. Do đó, nếu xét về xác suất xảy ra thì chúng ta cũng đã có thể nhận thấy rằng kịch bản thứ 2 sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn. Mặc dù việc xác định xu hướng như vậy vẫn có khả năng sai sót tùy từng trường hợp nhưng chắc hẳn với những nhà giao dịch chuyên nghiệp thì có thể họ đã có hành động giảm tỷ trọng sớm nhằm hạn chế thiệt hại khi thị trường đã có dấu hiệu cảnh báo.

Ngoài ra, để lý giải tại sao thị trường tăng điểm chậm chạp nhưng lại giảm điểm một cách nhanh chóng như vậy thì đây đơn thuần chính là yếu tố tâm lý tất yếu. Hãy suy nghĩ một cách đơn giản khi bạn đang muốn mở vị thế mua cho một cổ phiếu đã có nhịp tăng giá 15-20% trong bối cảnh rủi ro vẫn đang hiện hữu thì liệu bạn có quyết định nhanh chóng hơn so với khi bạn thấy cổ phiếu mình đang nắm giữ xuất hiện sự bán tháo bất ngờ khiến cho bạn bắt buộc phải cắt lỗ để đảm bảo an toàn? Khi trả lời được câu hỏi này thì bạn cũng sẽ hiểu tại sao quy luật này diễn ra liên tục trên thị trường chứng khoán xuyên suốt nhiều thập kỷ qua. Vậy nên đừng bao giờ cãi nhau với thị trường, bạn sẽ luôn là kẻ thua mà thôi!

VN-Index liệu đã điều chỉnh đủ và mức 1230 điểm đã là điểm cân bằng?

Tiếp theo, để có thể xác định liệu nhịp chỉnh này của thị trường liệu đã kết thúc và chuẩn bị cho nhịp hồi phục tiếp theo hay chưa thì ta hãy cùng nhau phân tích kĩ hơn về sức mạnh của các vùng cản cũng như vùng hỗ trợ hiện tại của chỉ số.

Một bộ chỉ báo hết sức hữu hiệu để phân tích các vùng cản tâm lý cũng như vùng hỗ trợ trong kĩ thuật chúng ta sẽ sử dụng bây giờ chính là chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo. Với chỉ báo này, chúng ta sẽ xác định liệu rằng việc chỉ số đảo chiều trong những phút giao dịch cuối cùng của ngày thứ 6 vừa rồi có phải là tín hiệu để chúng ta tham gia hay không và trong trường hợp thị trường phục hồi thì vùng cản tiềm năng tiếp theo của nó sẽ là ở đâu. Đồ thị mà chúng ta phân tích sẽ là khung đồ thị ngày vì đa số các nhà giao dịch hiện nay thường giao dịch trong khung thời gian này, do đó những chỉ báo kĩ thuật sẽ phát huy được tối ưu tác dụng của nó.

Góc nhìn kỹ thuật: Kịch bản nào cho VN-Index tuần 12-18/9?

(H2: Khung đồ thị ngày VN-INDEX, Cre: Tradingview)

Đầu tiên, với tình hình hiện tại của VN-Index thì có thể nói rằng chỉ số đã có một pha rút chân không thể đẹp hơn khi chạm ngưỡng hỗ trợ cứng 1230 được tạo bởi đường cơ sở hay còn gọi là đường Senkou B. Theo lý thuyết thì đường này được tạo nên nhờ việc tính trung bình giá trong 52 phiên giao dịch gần nhất và sẽ được vẽ tiến ra trước 26 phiên. Do đó, có thể đây sẽ là 1 vùng trading range có sự tham gia của các dòng tiền lớn và trước mắt sẽ là một vùng hỗ trợ cứng cũng như 1 điểm cân bằng tiềm năng cho thị trường. Chúng ta cũng thấy được rằng sức mạnh của đường Senkou B này là tương đối mạnh vì nó đều đảm bảo tiêu chuẩn về độ dài cũng như độ thẳng theo lý thuyết Ichimoku. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn rằng thị trường tuần tới sẽ kết thúc nhịp điều chỉnh thì việc quan sát diễn biến trong những phiên đầu tuần tới là điều hết sức cần thiết. Trong trường hợp xấu nhất, nếu thị trường tiếp tục thủng vùng 1230 thì bến đỗ tiếp theo của nó có thể sẽ là vùng 1190.

Nói đi cũng phải nói lại, với những gì thị trường thể hiện trong cuối ngày thứ 6 tuần vừa rồi thì chúng ta có nhận ra rằng đã có một lượng tiền lớn từ các Big Boy đã được chảy vào bắt đáy và do đó kịch bản tích cực trước hết là cho ngày thứ 2 tuần tới sẽ có xác suất xảy ra cao hơn. Chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua 2 chỉ báo bổ sung ở đồ thị bên đó là RSI(Relative Strength Index) và CMF(Chaikin Money Flow) khi chúng đồng thời xuất hiện độ dốc bất thường sau phiên giao dịch gần nhất.

Đích đến tiếp theo cho thị trường đi theo kịch bản hồi phục.

Cuối cùng, nếu chúng ta đã xác định được kịch bản xấu cho thị trường thì tiếp theo chúng ta sẽ cần xác định một kịch bản đối nghịch của nó. Điều chúng ta cần dự đoán để đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp sẽ là đích đến tiếp theo của thị trường trong trường hợp nó đi theo kịch bản hồi phục sẽ là ở đâu. Bây giờ hãy cùng quay trở lại đồ thị kĩ thuật:

Góc nhìn kỹ thuật: Kịch bản nào cho VN-Index tuần 12-18/9?

(H3: Khung đồ thị ngày VN-INDEX, Cre: Tradingview)

Theo quy luật nhân quả, để ngăn cản thành công một xu hướng đang hiện hữu trên thị trường thì điều kiện đó chính là phải có một sức mạnh tương ứng. Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy hình dung rằng để có thể vác một vũ khí đủ nặng ra chiến trường thì chúng ta cần phải có sự rèn luyện sức khỏe hay trong vật lý, để triệt tiêu một lực nào đó thì ta phải có một lực đối ngịch với độ lớn tương ứng. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, để một xu hướng tăng giá hay giảm giá kết thúc thì cần phải có một áp lực cung hay lực cầu tham gia đối ứng. Dựa theo nguyên lý đó, chúng ta có thể thấy rằng hiện tại vùng cản tiềm năng nhất của nó chính là vùng 1330-1340. Vùng cản này cũng được tạo ra dựa trên đường Senkou B với độ thẳng và dài không hề kém so với nó ở vùng 1230. Điều này có nghĩa rằng, đây chính là vùng trading range dày đặc và là vùng cản có sự tương quan về sức mạnh so với vùng hỗ trợ 1230. Do đó, nó hoàn toàn có đủ sức để ngăn cản xu hướng tăng được tạo ra nhờ cú bật nảy của chỉ số khi cham mức hỗ trợ trước đó. Hiện tại khả năng rất cao đây sẽ là vùng cản tiềm năng tiếp theo của VN-Index nếu kịch bản hồi phục diễn ra.

Lời kết: Những nhận định được đưa ra trong bài viết này hoàn toàn là dựa trên lý thuyết cũng như quan điểm cá nhân của tác giả và hoàn toàn không mang tính chất khuyến nghị. Do đó, đề nghị người đọc hãy tự chịu trách nhiệm với những quyết định mua bán đưa ra sau này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy cho tác giả 1 like và 1 lời nhận xét và theo dõi tác giả để có thể nhận được thông báo sớm về những bài viết sắp tới. Ngoài ra mọi người có thể tham gia room tư vấn đầu tư để được nhận thông tin phân tích hữu ích khác ở link bên dưới. Xin cảm ơn vì đã dành thời gian quý giá đọc hết bài viết này!

Vũ Nhật Anh

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Vũ Nhật Anh Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả