Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Cảnh báo gì từ dòng tiền đầu cơ chảy mạnh
Theo các chuyên gia, ai cũng nghĩ mình sẽ bỏ hòn than đỏ lửa sang cho người khác và mình không phải là cuối cùng, nhưng rồi điều đó không bao giờ thực hiện được.
Áp lực bán gia tăng mạnh ở phiên cuối tuần khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, song về tổng thể, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng trong tuần qua với thanh khoản ấn tượng. Dòng tiền dồi dào của nhà đầu tư cá nhân vẫn đang đóng vai trò chính nâng đỡ thị trường. Ông/bà có góc nhìn như thế nào về xu hướng giao dịch trong tuần tới?
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Tôi đoán VN-Index có thể giảm đầu tuần nhưng tăng ngay trở lại. Thanh khoản tất nhiên vẫn ở mức cao, nhưng mà dòng tiền nâng đỡ có phải đến từ nhà đầu tư cá nhân hay không thì không chắc. Nhà đầu tư cá nhân như cá con, lúc này đòi ăn cá mập, nhưng tôi nghĩ họ chưa đoàn kết để làm được như vậy. Thị trường vẫn được “lái” theo tin đồn, theo câu chuyện tác động lên tâm lý đám đông, và nhất là đang chờ tin vĩ mô hoặc tin tức trên các mã lớn nhất thị trường (các mã kéo trụ).
Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc đầu tư, CTCP Bảo hiểm SHB
Tôi cho rằng, xu hướng sẽ là điều chỉnh. Trong 1 - 2 tuần gần đây, chỉ số VN-Index tăng do cổ phiếu lớn dẫn dắt, đặc biệt ấn tượng là VIC, HPG và MSN. Nhóm cổ phiếu cơ bản đã phân hóa và có nhiều cổ phiếu điều chỉnh khá mạnh. Nhóm penny có lẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn cả với khá nhiều cổ phiếu tăng nóng. Diễn biến này khiến cho thị trường có áp lực bán và điều này sẽ ngày càng lớn hơn.
Tôi cho rằng, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng, nhưng rủi ro ngắn hạn của thị trường đã có dấu hiệu gia tăng dần cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn đã có dấu hiệu chững lại, nên thị trường có thể sẽ liên tục xuất hiện các nhịp tăng giảm đan xen.
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Một số cổ phiếu mà bạn nhắc đến là có câu chuyện đi kèm, đó là thông tin giao dịch từ cổ đông lớn hay ĐHCĐ…, một số cổ phiếu khác tôi nghĩ có thể được cố ý đánh lên vì mục đích nào đó. Nhưng dù là vì câu chuyện hay mục đích gì, thì tôi nghĩ, dòng tiền vào đa số cổ phiếu đó là đầu cơ và sẽ lại sớm ra, cổ phiếu sẽ có thể giảm giá trở lại.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc đầu tư, CTCP Bảo hiểm SHB
Những cổ phiếu chạy theo tin đồn và dòng tiền kèm theo đó là những miếng mồi nhử ra. Nói chung, lịch sử từng cho thấy cái kết đẹp khó thành hiện thực với số đông nhà đầu tư tham gia những cổ phiếu này.
Ông Nguyễn Hữu Bình
Phần thắng chỉ dành cho ai đó may mắn và quyết tâm giữ lấy lợi nhuận mình có được. Ai cũng nghĩ mình sẽ bỏ hòn than đỏ lửa sang cho người khác và mình không phải là cuối cùng, nhưng rồi điều đó không bao giờ thực hiện được.
Tôi cho rằng, đà tăng của thị trường vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng dòng tiền có dấu hiệu chỉ tập trung ở nhóm đầu cơ và một vài nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho thấy sự phân hóa đang diễn ra và có thể khiến xu hướng tăng sẽ không bền vững trong ngắn hạn, hay nói cách khác hiện tượng xanh vỏ đỏ lòng sẽ thường xuất hiện ở giai đoạn này.
Do đó, chiến lược lúc này là nên quản trị rủi ro danh mục và không nên mua vào, đặc biệt cần hạn chế đu theo xu hướng đầu cơ giai đoạn này, vì bản chất nhóm cổ phiếu này tăng mạnh và giảm cũng rất mạnh hoặc cũng sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản (tức là bán không được).
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào nửa sau của mùa công bố báo cáo tài chính quý I, lúc này khá nhiều doanh nghiệp và nhóm ngành đã hiển lộ kết quả kinh doanh tích cực của mình. Các công ty chứng khoán và tài chính sẽ sớm đánh giá lại các chỉ số quan trọng như EPS ttm/PER trailing hay forward. Tuy nhiên, đúng như bạn đề cập, đã có nhiều cổ phiếu/nhóm ngành sớm “chạy” trước khi tin ra.
Ông Hoàng Thạch Lân
Vấn đề hiện nay là, tốc độ tăng giá cổ phiếu có cao hơn tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận? Một số nhóm ngành, ví dụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… thì có lẽ là chưa, cho nên vẫn còn dư địa tăng sau khi điều chỉnh. Nhóm bất động sản, cả công nghiệp lẫn dân dụng cũng vậy, nhiều doanh nghiệp (chứ không phải tất cả) đang hưởng lợi nhờ giá đất tăng và khối lượng đất/nhà ở sắp bàn giao.
Đối với các nhóm ngành sản xuất công nghiệp, nhất là liên quan đến xuất khẩu, thì báo cáo tài chính đang cho thấy doanh nghiệp đạt tăng trưởng cao, nhờ nền cùng kỳ năm trước thấp, tuy nhiên, trước những thông tin gần đây về rất nhiều loại nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, chi phí đầu vào tăng… sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vào quý sau, nên lại cẩn phải cẩn trọng. Dư địa tăng giá cổ phiếu những doanh nghiệp kiểu đó lại không còn lớn nữa.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc đầu tư, CTCP Bảo hiểm SHB
Giá của rất nhiều cổ phiếu đã tăng quá mạnh thời gian qua mà nói chung không còn bám sát với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nữa. Vì thế, nói chung theo nhóm ngành thì thật khó, nhưng nếu xét riêng từng doanh nghiệp thì điều này lại dễ dàng hơn. Chúng ta có thể nhận thấy dòng tiền đang chạy tập trung trên sàn HOSE hơn là HNX và UPCoM, nên tại 2 sàn này vẫn có những doanh nghiệp tương đối tốt để mua nhưng không nhiều.
Thị trường chứng khoán năm 2021 là thị trường đang trong chu kỳ hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh Covid-19, nên giá trị doanh nghiệp sẽ khó có thể đo lường được vào lúc này, vì giá trị định giá của các doanh nghiệp đã bị chiết khấu không ít sau giai đoạn dịch Covid-19, nhất là rủi ro dịch bệnh vẫn có thể sẽ còn tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà đầu tư cần nên chú ý đến yếu tố tăng trưởng hơn là yếu tố về giá trị.
Ông Nguyễn Thế Minh
Tôi cho rằng, các nhóm ngành kim loại (thép), hóa chất, sản xuất thực phẩm, bất động sản, ngân hàng có thể sẽ là những nhóm ngành vẫn còn dư địa tăng trưởng. Trong đó, nhóm ngân hàng có thể sẽ phân hóa trong giai đoạn tới khi ảnh hưởng từ các khoảng thu nhập ngoài lãi, nên mức tăng trưởng lợi nhuận của nhóm này có thể đạt đỉnh kể từ quý I/2021, do đó tôi cho rằng, dư địa tăng trưởng của nhóm này không còn nhiều.
Đã bắt đầu có những cảnh báo về thị trường đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ vị thế hơn là cố gắng tham gia mua mới. Còn đâu là chiến lược của ông/bà?
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Tôi nghĩ đó là chiến lược ngắn hạn, nhất là đối với những ai lướt sóng. VN-Index tăng 0,6% so với cuối tuần trước đó, nhưng thực ra là nhờ phiên tăng mạnh 1,7% thứ Hai.
Về kỹ thuật, tôi cũng thấy xung lực tăng điểm của VN-Index là rất thấp, tức là đang có rủi ro suy giảm. Về cổ phiếu, đa số giảm giá, trên cả 3 nhóm largecap, midcap và smallcap của 3 sàn. Nói cách khác, dù VN-Index tăng nhưng đang có điều chỉnh trên nhiều cổ phiếu. Với tình trạng như thế này, dễ suy luận là tuần sau VN-Index và cổ phiếu có rủi ro giảm tiếp.
Tuy nhiên, nếu nhìn cho đến cuối tháng 4 này, tôi vẫn nghiêng về khả năng VN-Index tăng. Đối với tôi, đà tăng của chỉ số chưa kết thúc. Thị trường chứng khoán vẫn còn thông tin hỗ trợ, đó là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp lớn nhất nhì 3 sàn, ví dụ như “họ” nhà Vin, MSN, MWG… Nhóm ngân hàng hầu hết đã ra tin, nhưng tôi cũng kỳ vọng sớm có tiếp thông tin hỗ trợ. Quan trọng nhất, đà tăng chứng khoán thế giới vẫn còn đó, chứng khoán Việt khó đi ngược. Do đó, tôi suy đoán VN-Index có thể giảm chút vào đầu tuần, nhưng sẽ tăng ngay trở lại. Cá nhân tôi vẫn chưa bán cổ phiếu (chỉ bán chứng quyền).
Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc đầu tư, CTCP Bảo hiểm SHB
Ngắn hạn tôi nhận thấy giá nhiều cổ phiếu đã quá cao, kể cả tính theo định giá của năm 2021 này. Tôi nhận thấy đang có rất nhiều vấn đề đã, đang và sẽ tác động mạnh đến doanh nghiệp, nên tôi không quá kỳ vọng. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp riêng biệt đang có lợi thế rất lớn, có tiềm năng và định giá còn hấp dẫn, nên tôi vẫn nắm giữ nó. Chiến lược của tôi là nếu như có cơ hội tôi sẽ thực hiện trading với những cổ phiếu này và tuân thủ đúng quy tắc, đặc biệt là nói không với margin.
Tôi đồng ý với chiến lược trên, rủi ro ngắn hạn của thị trường chung có dấu hiệu gia tăng dần cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ khó khăn hơn trong giai đoạn tới. Do đó, các nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm dần tỷ trọng về mức cân bằng và không nên mua vào giai đoạn này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận