menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Minh Tâm

Góc bình luận: Màn đấu trí giữa Trump và Tập

Cuộc thương chiến Mỹ - Trung Quốc đã bước vào giai đoạn căng thẳng, cả thế giới đang hồi hộp dõi theo những động thái, những chiêu thức từ cả hai phía. Có thể coi đây như là những màn đấu trí giữa hai nguyên thủ của hai nền kinh tế mạnh nhất thế giới hiện nay: Donald Trump và Tập Cận Bình...

Xưa nay người Trung Quốc thường sử dụng nhiều "kế hiểm", ứng dụng đủ bài trong Tam thập lục kế, kiểu “man thiên quá hải” (Giấu trời qua biển, lợi dụng sương mù để lẩn trốn); “Dương Đông, kích Tây”, “ám độ Trần Thương” (Chọn con đường, cách thức tấn công mà không ai nghĩ tới)... tất cả đều ẩn chứa trong vỏ bọc “Tiếu lý tàng đao” (Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kế không để kẻ địch biết). Bởi vậy, đã có nhiều vụ "chôm chỉa" sở hữu trí tuệ, đồng thời "ngăn sông cấm chợ", chặn các trang mạng lớn quốc tế như: Google, Facebook, Amazon, Ebay, Youtube... không cho hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc, rồi các doanh nghiệp bản địa thoải mái bán hàng fake (hàng giả, hàng nhái) trên các kênh của Alibaba,... tính ra những "trò bẩn" của người Trung Quốc thì đếm ko xuể. Cả thế giới đều biết điều đó, mặc dù vậy, các đời tổng thống Mỹ trước kia chỉ... ngồi nhìn, vì khái niệm "quyền sở hữu trí tuệ" hay bản quyền thương hiệu, kiểu dáng, mẫu mã... đối với người Trung Quốc chỉ là thứ xa xỉ...

Góc bình luận: Màn đấu trí giữa Trump và Tập

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ Trung Quốc khiến Mỹ mất khoảng 500 tỷ USD suốt hàng chục năm qua và đến bây giờ Tổng thống Trump mới là người đầu tiên quyết định hành động.

Anh Đỗ Nam Trung (Donald Trump) quả là mẫu người ưa thích hành động, nói thật và làm thật, chưa biết thua hay thắng, nhưng cách mà tổng thống đương nhiệm của Mỹ đang làm thật sự khác biệt và ấn tượng. Cú ra đòn bất ngờ của Trump ngay lập tức khiến Các công ty công nghệ Trung Quốc rớt giá thảm hại, mặc dù những pha phản đòn từ phía Trung Quốc cũng khiến nhiều thương hiệu hàng đầu của Mỹ lao đao, nhưng so tỷ lệ rớt giá giữa hai bên thì phía anh Tập đau hơn nhiều. Có thể thấy rõ điều đó ở hai thương hiệu điển hình về công nghệ: Huawei và Apple.

Góc bình luận: Màn đấu trí giữa Trump và Tập

Mặc dù tổng GPD của Trung Quốc tăng tốc mạnh mẽ liên tục nhiều năm qua và đến năm 2018 đã chính thức vượt mặt Mỹ để chiếm vị trí số 1 thế giới, nhưng tính về GDP bình quân đầu người thì Trung Quốc mới chỉ ở mức trung bình và còn ở một khoảng cách rất xa so với Mỹ. Khi con bạch tuộc Trung Hoa trỗi dậy và thể hiện rõ tham vọng bành trướng bằng cách vươn vòi khắp thế giới, Mỹ và phương Tây cũng như các đồng minh mới giật mình nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng số 1 thách thức ngôi "bá chủ" của nước Mỹ không phải là những quả tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân trong chiếc cặp đặc biệt của ông Putin ở nước Nga hay những lời đe dọa san bằng nước Mỹ của gã "Chí Phèo" to còi Kim Jong Un ở Triều Tiên, mà đó là quyền lực mềm của những đồng nhân dân tệ nấp sau gương mặt bí hiểm của người đàn ông đứng đầu đất nước hơn 1,2 tỷ dân,. Bởi vậy, tranh thủ khi Trung Quốc chưa quá mạnh, Trump đã kêu gọi đám đồng minh hành động. Trung Quốc bị "đánh hội đồng". Đây là kết quả tất yếu, bởi số đông thế giới không muốn để cho một kẻ chơi "ăn gian" mà lại thắng và có quyền to mồm.

Alibaba và Tencent giảm giá trị 20-25% trong 1 tháng qua, Huawei chưa kịp niêm yết nên chắc cũng đang mệt mỏi tự thưởng thức món "ớt cay" của mình! Giá sau phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) của Xiaomi từ hơn 60 tỷ rơi về dưới 30 tỷ đô trong 9 tháng, dự là sẽ rớt còn 15 tỷ sau 1 năm nữa vì sản phẩm của công ty này đúng là hàng quá không đáng tin cậy!

Góc bình luận: Màn đấu trí giữa Trump và Tập

Ưu thế cuộc chiến hiện đang tạm thời nghiêng về Donald Trump

Thế giới đã từng chứng kiến một làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản sang Trung Quốc, kéo theo sự tăng tốc của nền kinh tế nơi có sự hiện diện của những tâp đoàn kinh tế lớn với công nghệ tiên tiến. Hy vọng Việt Nam sẽ có lợi đáng kể sau đợt tháo chạy khỏi đất nước đông dân nhất thế giới của các đối tác lớn vốn dĩ ko ưa Trung Quốc, giờ có cờ phất là ... chạy. Hãy chạy sang Việt Nam là khẩu hiệu mà nhiều thương hiệu hàng đầu đang nói đến! Nhưng liệu Việt Nam có tham vọng lớn hay không để đón dòng chảy đầu tư ấy? Tính đến thời điểm này thì việc đón nhận làn sóng dịch chuyển của chúng ta thực sự chưa đáng kể gì so với tiềm năng và cơ hội đang đến!?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Minh Tâm

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả