menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
An Nhiên

Giữ chân NLĐ ở lại hệ thống BHXH: Cần tạo việc làm ổn định, thêm chế độ

Cả nhà quản lý và các chuyên gia đều cho rằng, để giữ chân người lao động (NLĐ) ở lại hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH), rất cần điều chỉnh chính sách, trong đó cần thêm chính sách ngắn hạn, và quan trọng là công tác tạo việc làm ổn định.

BHXH đã theo hướng dịch vụ cho khách hàng

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Dony cho rằng, NLĐ không chỉ lo về thu nhập còn lo về sự ổn định của công việc. Tuy nhiên, khi có biến cố thì cần chính sách hỗ trợ ngay để NLĐ ổn định cuộc sống.

“Giai đoạn dịch bệnh COVID-19 vừa qua, các quỹ BHXH đã giải quyết tốt việc này, không chỉ hỗ trợ bằng tiền, còn là những tháng trợ cấp thất nghiệp khi NLĐ mất việc làm. Việc này đã được BHXH giải quyết rất nhanh”, ông Quang Anh nói. Ông dẫn chứng, vừa qua công ty đã đại diện cho NLĐ làm việc với cơ quan BHXH và nhận thấy việc cung cấp dịch vụ đã có nhiều thay đổi, thực hiện tốt quyền lợi cho NLĐ theo đúng “dịch vụ dành cho khách hàng”.

Theo ông Quang Anh, việc NLĐ rút BHXH một lần gây ra sự đứt gãy tính liên tục trong đóng BHXH, nên rất cần cân đối lợi ích trong đóng BHXH, có chế độ ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, ông Phạm Quang Anh kiến nghị các cơ quan BHXH cần tuyên truyền mạnh mẽ về câu chuyện đóng BHXH liên tục, giảm thủ tục, để người lao động cảm thấy nhanh chóng và tiện ích.

Ông Nguyễn Duy Cường - Phó vụ trưởng BHXH (Bộ LĐTB&XH) cho biết, để NLĐ giảm rút BHXH một lần cần giải pháp dưới nhiều góc độ, nhiều chính sách. Trong đó, cốt lõi vấn đề phải tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Thực tế, NLĐ trong khu vực nhà nước rất ít khi hưởng BHXH một lần, do việc làm ổn định, tham gia BHXH đầy đủ, còn NLĐ khu vực ngoài nhà nước công việc bấp bênh, thường thay đổi, nên có xu hướng hưởng BHXH một lần sau khi nghỉ việc. Do đó, khi sửa Luật BHXH, cơ quan soạn thảo sẽ đề xuất các giải pháp và chính sách giải quyết hài hoà điều đó, vừa đảm bảo quyền về hưởng BHXH một lần của NLĐ, vừa đảm bảo ở lại hệ thống để lo an sinh lúc về già.

Giữ chân NLĐ ở lại hệ thống BHXH: Cần tạo việc làm ổn định, thêm chế độ ảnh 1
Việc làm ổn định sẽ giúp giữ chân người lao động ở lại hệ thống BHXH vì an sinh lâu dài

Mức đóng BHXH thấp hơn tiền lương

Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, hiện tình hình việc làm đã khởi sắc nên số người tham gia BHXH tăng trở lại so với năm trước. Cùng với đó, thu nhập của NLĐ cũng tăng so với quý trước, đạt khoảng 6,4 triệu đồng/tháng. Hiện tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH chiếm đến 95-97%.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là đối tượng cần đảm bảo an sinh xã hội nhất, cần tham gia BHXH nhất là người thu nhập thấp, người nghèo lại không tham gia.Bên cạnh đó, NLĐ, công nhân có việc làm và cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Dù các cơ quan nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng còn nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách cần giải quyết, như tiền lương, nhà ở, an sinh xã hội...

Theo ông Tiến, có 11% công nhân thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hàng tháng, 36% công nhân thỉnh thoảng phải vay tiền để chi tiêu sinh hoạt, khám chữa bệnh... Thực tế, công nhân không làm thêm giờ sẽ không đủ sống, tương lai bấp bênh.

Nói về việc NLĐ rút BHXH một lần, theo ông Tiến, đa số NLĐ đều biết hưởng quyền lợi này sẽ thiệt thòi về sau, nhưng vì cuộc sống trước mắt và lo chính sách thay đổi nên vẫn làm. Do đó, ông Tiến đề nghị cần có công tác tuyên truyền đúng đắn cho người dân để hiểu rõ vấn đề này và thay đổi chính sách để đảm bảo an sinh, việc làm cho NLĐ trong thời gian tới.

PGS.TS Giang Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, hiện mức lương đóng BHXH là vấn đề cần quan tâm thanh tra, giám sát chặt chẽ. Bởi mức đóng BHXH do thỏa thuận giữa doanh nghiệp và NLĐ, nên đa số doanh nghiệp đóng BHXH cho NLĐ không đúng với mức lương thực nhận, mà thấp hơn nhiều. Do đó, cần tuyên truyền, phân tích để NLĐ hiểu rõ về mức đóng và thụ hưởng BHXH sau này, không nên vì lợi ích trước mắt mà đánh mất lợi ích tương lai.

“Việc rút bảo hiểm một lần là quyền của người lao động nhưng tuyên truyền để NLĐ hiểu là khi rút 1 lần thì gây ra bất lợi kép về hiện tại và tương lai, bởi khi rút ra thì không còn được hưởng các chế độ ngắn hạn và tương lai không còn được đảm bảo bằng lương hưu. Sửa đổi quy định đề chuyển từ bảo trợ xã hội sang BHXH, ngay từ khi còn trẻ phải được tham gia BHXH để tích lũy cho chính mình và sau này, tránh phụ thuộc vào nguồn thu nhập của người khác”, ông Long nói.

Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2022, tổng số người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đạt trên 16,7 triệu người, bằng 33,8% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng trên 507.000 người so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số tham gia BHXH bắt buộc đạt trên 15,4 triệu người, số tham gia BHXH tự nguyện gần 1,3 triệu người. Cùng đó, cả nước có trên 86,2 triệu người tham gia BHYT, đạt độ bao phủ hơn 87% dân số.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại