24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tô Mai Hương
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giới đầu tư hoảng loạn tháo chạy khi nghe tin ông Trump nhiễm Covid-19

 Phố Wall kết thúc tuần giao dịch đầy hứng khởi bằng một phiên lao dốc, sau khi tin tức Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân nhiễm Covid-19 gây náo loạn thị trường chứng khoán toàn cầu.

Báo cáo tình hình việc làm tháng 9 đáng thất vọng và kết quả xét nghiệm dương tính của ông Trump đã xói mòn tâm lý lạc quan ở Phố Wall trong vài phiên trước đó. Không những thế, tâm thí thị trường lại thêm phần nặng nề khi các nhà lập pháp Mỹ không đạt được bất kỳ sự tiến bộ nào trong cuộc đàm phán về gói viện trợ mới để giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn.

Đầu ngày thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ báo cáo, thị trường lao động Mỹ chỉ có thêm 661.000 việc làm trong tháng 9, giảm mạnh từ mức 4,8 triệu việc làm vào tháng 6, khoảng 1,8 triệu việc làm hồi tháng 7 và 1,5 triệu việc làm tháng 8.

Mặc dù thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, song con trên cũng đã góp phần đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 7,9% trong tháng 9, mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Tính đến nay, khoảng 12 triệu việc làm đã được phục hồi kể từ khi nền kinh tế đóng cửa vào giữa tháng khiến 22 triệu người bị sa thải.

Theo giới quan sát, báo cáo về việc làm không mấy tích cực trên đang nhắc nhở thị trường rằng đây là một cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng và chính phủ cần hành động nhiều hơn.

Nhưng báo cáo việc làm trên đã bị lu mờ trước tin tức nhà lãnh đạo Mỹ nhiễm Covid-19, được chính ông công bố trên trang twitter cá nhân. Ông Trump, 74 tuổi, theo chân Thủ tướng Anh Boris Johnson, 56 tuổi và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, 65 tuổi gia nhập hội các nguyên thủ quốc gia nhiễm bệnh.

Mặc dù bác sĩ của Nhà Trắng tuyên bố, cả hai vợ chồng Tổng thống Mỹ đều “ổn” và sẽ thực hiện cách ly, nhưng các nguồn tin đều cho biết, ông Trump đang gặp “các triệu chứng nhẹ”.

Kết quả xét nghiêm gây sốc buộc các nhà đầu tư phải đánh giá lại khả năng thắng cử của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden và tác động của việc này đối với thị trường, bởi ông Trump được nhiều người coi là một vị tổng thống thân thiện với doanh nghiệp còn cựu Phó Tổng thống Mỹ được cho là có nhiều khả năng tăng thuế và thắt chặt quy định. Đến giữa trưa thứ Sáu, Joe Biden thông báo, ông và vợ đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Bộ 3 chỉ số chính tại Phố Wall đều giảm điểm. Các chuyên gia phân tích cho rằng, ,mọi người đều dự đoán tháng 10 sẽ bất ngờ biến động nhưng không ai ngờ tới sự kiện lần này của Tổng thống Mỹ. Điều này lại còn đến vào thời điểm thị trường dễ bị tổn thương khi đang đứng trước vô vàn rủi ro do bế tắc về tài chính.

Kết thúc phiên 2/10, chỉ số Dow Jones giảm 134,09 điểm (-0,48%), xuống 27.682,81 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 32,36 điểm (+0,96%), lên 3.348,44 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 251,49 điểm (+2,22%) lên 11.075,02 điểm.

Chốt tuần, S&P 500 tăng 1,52%. Dow Jones tang 1,87% và Nasdaq Composite tăng 1,48%.

Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ trong phiên cuối tuần. Tin tức về ông Trump khiến thị trường lao dốc vào đầu phiên, song tâm lý tiêu cực đã sớm được rũ bỏ bởi nhà đầu tư đặt kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau khi báo cáo việc làm yếu kém được công bố.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, không có bước đột phá nào trong các cuộc đàm phán của Liên minh châu Âu với Anh nhưng vẫn lạc quan tin tưởng, việc ký kết một thỏa thuận thương mại mới vẫn có thể thực hiện được trước cuối năm nay.

Kết thúc phiên 2/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 22,67 điểm (+0,39%), lên 5.902,12 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 41,73 điểm (-0,33%), xuống 12.689,04 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 0,84 điểm (-0,02%) xuống 4.824,88 điểm.

Tính chung tuần qua, chỉ số FTSE 100 tăng 1,02%, chỉ số DAX tăng 1,76% và CAC40 tăng 2,01%.

Các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á hầu hết nghỉ giao dịch ngày 2/10, trừ chứng khoán Bản. Chứng khoán Nhật Bản hoạt động trở lại sau phiên ngừng giao dịch hôm qua do lỗi kỹ thuật đã gần như đi ngang quanh tham chiếu từ sớm, nhưng đột ngột lao dốc sau thông tin ông Trump dương tính với Covid-19.

Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch dịp Quốc Khánh. Chứng khoán Hàn Quốc vẫn đang đóng cửa nghỉ lễ dịp Ngày Lập quốc.

Kết thúc phiên 2/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 155,22 điểm (-0,67%), xuống 23.029,90 điểm.

Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu có thời điểm tăng rất mạnh lên trên gần 1.920 USD/ounce ngay sau khi có tin tức ông Trump nhiễm Covid-19, song sau đó, áp lực bán quay trở lại tại vùng giá cao, cùng với việc đồng USD nới đà đi lên đã gây sức ép ngược trở lại đối với giá vàng.

Kết thúc phiên 2/10, giá vàng giao ngay giảm 7,60 USD (-0,40%), xuống 1.898,90 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 4,10 USD (-0,21%), xuống 1.907,60 USD/ounce.

Trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 2,03%, giá vàng tương lai tăng 2,21%.

So với tuần trước, tâm lý thị trường đã trở nên lạc quan hơn. Tuần này, trong sô 16 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát, có 10 người, chiếm 63%, cho rằng giá vàng sẽ tăng. Còn lại có 2 người, chiếm 13%, nhận định giá vàng sẽ giảm và 4 người, chiếm 25%, giữ quan điểm giá vàng sẽ đi ngang trong tuần tới.

Còn đối với các nhà đầu tư, trong số 1.194 tham gia khảo sát trên Main Street, 749 người, tương đương 63%, lạc quan rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần tới. 245 người khác, chiếm 21% dự báo vàng sẽ giảm giá, trong khi có 198 người, tương đương 17%, cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.

Giá dầu giảm sâu vào phiên ngày thứ Sáu và có tuần giảm thứ hai sau khi Tổng thống Mỹ thông báo kết quả dương tính với Covid-19, khiến dòng tiền rút khỏi tài sản rủi ro cao. Đồng thời sản lượng dầu thô toàn cầu có dấu hiệu tăng lên đang đe doạ thị trường.

Theo Baker Hughes Co., các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần, phát tín hiệu nguồn cung sắp tới sẽ nhiều hơn. Đây là tuần thứ ba liên tiếp các nhà sản xuất tăng lượng giàn khoan trong bối cảnh giá dầu tăng vài tháng trở lại đây khiến hy vọng thị trường phục hồi dâng cao.

Tuần này cũng đánh dấu cột mốc nghiệt ngã với 1 triệu ca tử vong do Covid-19 và một số quốc gia cũng đang thắt chặt các quy định hạn chế, cũng như dự tính sẽ đóng cửa khi tình trạng lây nhiễm gia tăng.

Kết thúc phiên 2/10, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,67 USD (-4,31%), xuống 37,05 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,66 USD (-4,23%), xuống 39,27 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 7,62%, giá dầu Brent giảm 9,95%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả