Giàu nghèo vì tư duy hay môi trường?
Khi phân tích giàu nghèo thì chúng ta chia ra 2 phần.
1. Yếu tố cá nhân. Đó là những hành vi, lựa chọn và tư duy của mỗi người. Ví dụ, ông kia lười không chịu đi làm nên nghèo.
2. Yếu tố môi trường. Đó là những thứ như chính sách tiền tệ, giáo dục, quốc gia, y tế và thời đại.
Vậy cái nào quan trọng hơn?
Nếu bạn theo trường phái “Tự lực cá nhân” thì mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm cho bản thân mình và đừng đổ lỗi cho ai khác. Điều này không sai, nhưng thiếu, chút nữa nói vì sao.
Nếu bạn theo trường phái “Môi trường tạo con người” thì mỗi cá nhân là kết quả của nơi mình sống. Vậy trách nhiệm đâu?
Giờ mình sẽ ví dụ. Giờ có hai người, bạn A và B. Cả hai đều có cùng học thức, nhan sắc, tài sản và cơ hội. Chỉ khác chỗ là A sống ở Campuchia [hay một nước đang phát triển nào đó] và B đang sống ở Pháp.
Bỗng một ngày nọ, cả hai người đều bị xe đụng và phải nhập viện. Kết quả sẽ như sau.
1. A vì ở Campuchia cho nên công nghệ y tế không bằng và tốn nhiều tiền chữa. Trợ cấp tai nạn và thất nghiệp cũng không có. Sau khi hồi phục, A đi làm lại từ bàn tay trắng vì đã quá nhiều tiền và thời gian.
2. B vì ở Pháp, một nước văn minh hiện đại. Y tế miễn phí, nằm viện có trợ cấp, thất nghiệp không có đói và sau khi xuất viện đi làm lại bình thường.
Tuy A và B là hai cá nhân y chang nhau, nhưng vì ở khác môi trường nên có kết quả trái nghịch. Cho nên giàu nghèo được quyết định không chỉ bởi tư duy, mà môi trường đóng vai trò then chốt.
Mình dùng Campuchia thay vì Việt Nam để khỏi ai tự ái.
Còn riêng mình thì theo trường phái “Môi trường tạo nhân tài.” Như Gladwell nói, “Nơi bạn sinh ra và sống tác động sự thành công mà người ta nghĩ rằng đó là tự lực.”
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận