menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Dũng Khánh - PDK

Giao dịch tuần này sẽ theo kịch bản nào?

Diễn biến đỡ tiêu cực trong phiên chiều cuối tuần 6/3 đã giúp chỉ số VN-Index chỉ giảm nhẹ 1,87 điểm (-0,21%) và nếu tính trong cả tuần từ 2/3-6/3 thì VN-Index đã hồi phục được 9,25 điểm (+1%) sau ba tuần giảm điểm liên tiếp.

Chúng ta cần đánh giá một xu hướng dài hạn xuống ngắn hạn mới có cái nhìn đầy đủ. TTCK VN là đang trong 1 xu hướng giảm giá dài hạn từ 2018 đến nay rõ ràng là chưa hề kết thúc. Việc phục hồi một vài phiên không nhiều ý nghĩa thậm chí có thể nguy hiểm nếu không được đánh giá đầy đủ nảy sinh tâm lý chủ quan có thể dẫn đến những quyết định đầu tư sai sẽ gây thiệt hại đáng kể. Đặc biệt hơn dòng tiền vẫn đang ở ngoài thị trường, NĐTNN bán ròng liên tiếp chưa có hồi kết và chỉ số CK liên tục phá thủng các ngưỡng hỗ trợ cho thấy những phiên phục hồi mang tính kỹ thuật nhiều hơn là thay đổi xu hướng giảm giá hiện nay.

Vì vậy nếu thị trường có phục hồi tiếp thêm một tuần nữa thì đó cũng là cơ hội tốt cho những NĐT còn bị kẹp hàng đặc biệt là các CP BCs vốn có margin lớn, giảm giá mạnh thời gian qua có sự phục hồi để NĐT bán ra nắm giữ lại tiền mặt. Thị trường hiện nay ủng hộ nhóm CP PNs và TTCK PS nhiều hơn là CP BCs trên TTCK cơ sở.

Theo số liệu của Bloomberg, với mức điểm số đó của VN-Index, P/E ở mức khoảng 13,89 lần, tương đương với thời điểm VN-Index ở mức 600 điểm hồi đầu năm 2016. Mức định giá này đang được coi là thấp đối với tiềm năng của TTCK Việt Nam. Trong khi khá nhiều buechips đã giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2019, ngược lại nhiều mã đầu cơ lại ghi nhận tăng mạnh khi so sánh cùng thời điểm. Vì sao lại có hiện tượng này? Và việc hay đua theo cổ phiếu thị trường ở thời điểm này có phù hợp?

Mức này được xem rẻ so với trước là chỉ ở một góc nhìn, vì DN rõ ràng đang kinh doanh khó khăn lại trong thời điểm nỗi lo dịch Corona lan rộng nên các chỉ số đều điều chỉnh theo chứ không chỉ riêng PE. Và PE cũng chỉ là những dữ liệu quá khứ không có tính dự báo tương lai nên như PEG chẳng hạn. Nghĩa là tiềm năng của TTCK chúng ta cũng bị giảm theo nên chưa hẳn thị trường chúng ta đang được định giá thấp. Ngoài ra cần phải xem các thị trường khác cũng đang bị giảm giá và như thế họ cũng trở thành tiềm năng và khi đó dòng tiền đầu tư quốc tế sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.

Còn việc PNs tăng giá tốt hơn so với BCs cũng là chuyện dễ hiểu và điều này đã xảy ra liên tục trong lịch sử 20 năm của CKVN. Bởi vì khi thị trường xấu dòng tiền sẽ phải rút chạy sang các kênh khác, nếu vẫn ở CK thì nhóm CP này dễ được lựa chọn hơn do thị giá thấp và điều đặc biệt là hầu như không có margin nên với tâm lý "đánh nhanh rút gọn" thì là lựa chọn phù hợp. Vì nhóm CP này phù hợp lướt sóng, không cần đọc BCTC làm gì cho mất thời gian vì NĐT không có ý định giữ lâu. Việc tham gia vào nhóm trên để đầu tư lướt sóng vẫn rất tốt nhưng chỉ phù hợp với các NĐT có tâm lý vững vàng, chịu đựng rủi ro tốt, quen với những cú sốc và có kinh nghiệm giao dịch nhóm này mới nên tham gia. Còn không việc đứng ngoài quan sát để tìm cơ hội khác trên thị trường là không thiếu nhưng cần một chút kiên nhẫn.

Trong bối cảnh thị trường cơ sở vẫn đang loay hoay giữa việc “dò” hay “thoát” đáy, việc “tìm vận may” với chứng quyền hay phái sinh ở thời điểm này hết sức quan trọng.

Rõ ràng PS hút dòng tiền và giao dịch sôi động đặc biệt ở những thời điểm thị trường cơ sở đi xuống, chứng quyền có đảm bảo sau giai đoạn đầu thì hiện nay trầm lắng hơn, tỷ lệ phát hành thành công ngay lúc đầu cũng thấp hơn. Ngoài ra PS có thể kinh doanh được 2 chiều, chứng quyền CW cũng thế nhưng chiều xuống chưa được kích hoạt do đó kém hấp dẫn hơn. Vì thế PS vẫn là công cụ tốt hơn vừa để phòng ngừa rủi ro, vừa để kiếm lợi nhuận và cơ hội mở rộng thêm nhiều loại sản phẩm (phụ thuộc vào chính sách) nhiều hơn chứng quyền chỉ loanh quanh trên CP mà số lượng lại có giới hạn.

Dòng tiền nhìn chung vẫn đang trở nên thận trọng hơn trong việc giải ngân. Ở thời điểm này, cần có chiến lược đầu tư. Hạn chế tối đa việc mua CP nhóm BCs, nhóm NH vốn có sóng tăng dài nhất của nhóm này trong lịch sử khiến giá đang ở mức quá cao mà trong bối cảnh thị trường xấu sẽ dễ là động thái chốt lời. Với những NĐT tâm lý tốt, nhiều trải nghiệm, chịu rủi ro tốt thì có thể tham gia CP nhóm PNs ngắn hạn và TTCK PS. Còn NĐT trường phái an toàn có thể dùng PS để phòng ngừa rủi ro cho cơ sở và giữ số lượng tiền mặt lớn để chuẩn bị cho cơ hội đầu tư sắp tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Dũng Khánh - PDK

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại