Giao dịch hàng hoá T0 - 2 Chiều - Liên thông quốc tế - Cơ hội hay thách thức tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, đầu tư hàng hóa phái sinh cũng đang dần được quan tâm trở lại. Việc Nghị định 51/2018/NĐ-CP ra đời, với nhiều nội dung “cởi trói” cho hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, đã giúp mô hình này có thêm nhiều điều kiện phát triển.
Kể từ khi Nghị định có hiệu lực với cơ chế cho phép liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa đã tích cực hơn và thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam.
📝 Đầu tư hàng hoá phái sinh là gì ?
- Đầu tư hàng hoá là việc nhà đầu tư cần một khoản vốn ban đầu để mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa ở một mức giá nhất định và tìm kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
- Đầu tư hàng hoá giúp người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm, không lo sợ lỗ. Qua đó người nông dân có thể định được mức lợi nhuận sẽ có trong tương lai.
📝 Các loại mặt hàng hoá được đầu tư, gồm có 4 nhóm chính:
- Năng lượng gồm các sản phẩm: dầu thô, khí gas…
- Kim loại gồm các sản phẩm: quặng sắt, đồng, bạc, bạch kim...
- Nông sản gồm các sản phẩm: đậu tương, ngô, lúa mỳ, gạo…
- Nguyên liệu công nghiệp gồm các sản phẩm: cao su, đường, café, bông sợi…
📝 Lợi thế của việc giao dịch hàng hóa:
- Tính thanh khoản cao ( mua bán ngay lập tức, giao dịch với thị trường thế giới )
- Đầu tư đa dạng các loại mặt hàng với 4 nhóm sản phẩm chính: nông sản, kim loại, năng lượng và nguyên liệu công nghiệp và hơn 30 mặt hàng khác nhau
- Tính minh bạch cao do đây là yêu cầu khi phải liên thông với các sàn giao dịch quốc tế
- Ký quỹ thấp, mức đòn bẩy cao. Từ đó dẫn đến yêu cầu vốn tham gia không cao
- Không bị chi phí lãi vay khi dùng đòn bẩy
- Khớp lệnh liên tục và ngay lập tức (T+0)
- Giao dịch liên tục, không mất phí qua đêm, có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi, thời gian giao dịch đa dạng
- Phần mềm giao dịch hiện đại của CME Group tại Mỹ.
📝 Điều gì ảnh hưởng đến giá của các hàng hóa ?
1. Yếu tố cung cầu.
Cung cầu ở đây chúng ta có thể hiểu là sức mua và sức bán của một mặt hàng hàng nào đó. Nếu lượng cung lớn hơn nhu cầu thì hàng hóa sẽ giảm, và ngược lại nếu nhu cầu lớn hơn nguồn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên
2. Giá trị đồng USD.
Vì hàng hóa được giao dịch bằng đồng USD nên biến động của tỷ giá USD sẽ có tác động trực tiếp tới giá giao dịch của hàng hóa
3. Thiên tai.
Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão lũ, hạn hán, sóng thần và động đất có thể tác động mạnh mẽ đến giá cả của hàng hóa
4. Các sự kiện địa chính trị.
Các lực lượng địa chính trị có tác động trực tiếp tới ngành hàng hóa mà tác động này có thể được coi là rủi ro lẫn cơ hội. Nhữn sự kiện bất ổn về chính trị, chiến tranh, ngoại giao quốc tế, chia rẽ dân sự và biến động tỷ giá có thể làm gia tăng đáng kể biến động giá trên thị trường hàng hóa.
( Nhà đầu tư có thể tham khảo và tìm thêm thông tin về kênh đầu tư tại các kênh thông tin chính thống như: Bản tin TCKD của VTV1, Báo công thương, báo nhân dân, Vnexpress, ...... https://congthuong.vn/thang-52022-giao-dich-hang-hoa-tiep-tuc-tang-truong-179738.html. )
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận