Giãn, hoãn, miễn trừ thuế: doanh nghiệp cần lập ngân sách kép
Cắt giảm chi phí có thể sa thải nhân sự là điều không mong muốn. Khi doanh thu sụt giảm đến 80% và có thể kéo dài, thì các chính sách hỗ trợ như giảm thuế, lãi vay, nếu có cũng chỉ giúp phần nào, không thể bù hết chi phí được vì nhu cầu ở một số ngành như du lịch, bán lẻ...đã sụt giảm dưới mức doanh thu hoà vốn.
Giãn, hoãn thuế nghĩa là nợ trả sau, trừ khi được miễn. Tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội cũng là khoản phải trả sau khi virus được khống chế, kinh tế phục hồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là chính sách thu hồi sẽ đợi cho đến khi doanh nghiệp phục hồi kinh doanh, có khả năng hoàn trả.
Như vậy, một doanh nghiệp có thể cầm cự cho đến khi virus được ngăn chặn thành công, nhưng đến lúc đó lại không còn nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng thì, khi ấy những khoản phải trả (nợ) như giãn thuế, BHXH, chi phí trả nhà cung cấp, mặt bằng...lại là gánh nặng có thể khiến nhiều doanh nghiệp không thể phục hồi kinh doanh.
Điều tệ hơn có thể xảy ra là khi doanh nghiệp rơi vào "bẫy phục hồi" là khi không còn tiền để tái đầu tư trong khi bắt đầu phải đối diện những rắc rối pháp lý liên quan.
Doanh nghiệp cần tránh tình huống này. Nghĩa là cần 2 nguồn vốn: một cho duy trì hoạt động và hai là đầu tư cho tăng trưởng kinh doanh sau này.
Nhà nước cũng cần tính toán khoan thư sức dân, doanh nghiệp như xác định mốc thời gian hoàn thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính phù hợp, tránh gấp gáp thực thi mà có thể triệt tiêu năng lực phục hồi của doanh nghiệp trong nước, vô hình chung tạo cơ hội cho hàng hoá nhập khẩu chiếm lĩnh thị phần nội địa.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận