24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mai Quốc Bình Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đừng như "trên trời"

“Bộ Tài chính đề xuất gồm giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh thu năm không quá 200 tỷ đồng), giảm 50% thuế quý III và quý IV cho tất cả hộ, cá nhân kinh doanh. Bên cạnh đó, Bộ muốn giảm 30% thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp thuộc một số nhóm dịch vụ và miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp lỗ liên tục trong ba năm từ 2018 đến 2020”, theo VNExpress.

Doanh nghiệp ngàn tỷ giảm 60-70% doanh số còn có 300-400 tỷ. Vậy doanh nghiệp vài ba trăm tỷ giờ còn được bao nhiêu nữa mà chỉ giảm thuế cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ?

Năm 2021 có được bao nhiêu doanh nghiệp có lợi nhuận? Vậy thì giảm 30% hay 50%, 100%, thậm chí tăng 100% thì cũng không ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp.

Giảm thuế VAT cho những doanh nghiệp lỗ liên tục trong ba năm 2018 – 2020. Từ 2018, 2019 mọi thứ rất tốt, 2020 dịch bệnh nhưng vẫn khá ổn, mọi thứ chỉ như cơn sốt nhẹ. Vậy những doanh nghiệp mà 3 năm đó không có lời thì đến giờ còn sống không hay đã về trời hết rồi? Những doanh nghiệp giai đoạn 2018 – 2020 lợi nhuận ngon lành mà giờ đang hấp hối, vậy thì doanh nghiệp lỗ liền 3 năm đó giờ này còn lại gì? Vậy thì giảm thuế này có giúp ích gì cho doanh nghiệp không?

Ngoại trừ một số lĩnh vực đặc thù như thực phẩm, dược phẩm, y tế có thể ăn nên làm ra trong bối cảnh dịch bệnh, còn đa số đắm đuối vì dịch. Những chính sách trên đây gần như không có tác động tích cực đến doanh nghiệp, không giúp doanh nghiệp qua cơn bĩ cực. Nó chỉ giúp tivi có thêm cái để đưa tin mà thôi. Cái doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhất lúc này là DÒN TIỀN.

Mặc dù doanh thu giảm sút, lợi nhuận lao dốc, hoạt động cầm chừng nhưng doanh nghiệp vẫn phải trang trải hầu hết các chi phí hoạt động, lương (có thể không 100% nhưng vẫn phải lo cho đội ngũ sống qua dịch), bảo hiểm, lãi suất, tiền điện, nước… Nhưng lúc này dòng tiền về không kịp để trang trải các khoản chi này. Dòng tiền với doanh nghiệp cũng như máu trong cơ thể con người. Một ngày ngừng chảy là một ngày nguy hiểm, nguy cơ đột quỵ, tắc thở là rất cao.

Đó là chưa kể, dịch bệnh toàn cầu và trong nước bùng phát đã làm cho chuỗi cung ứng tê liệt. Doanh nghiệp phải tồn kho nhiều hơn, chi phí khử khuẩn & lưu kho cũng cao hơn. Đã khốn lại thêm khó.

Vậy thì chính phủ hãy cứu doanh nghiệp bằng cách:

1. Khoanh vùng & giảm lãi suất cho những khoản vay cũ về khoảng dưới 5%/ năm trong khoảng 6 – 12 tháng.

2. Cho nợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để dành phần còn lại có được lo cho đội ngũ trang trải sống qua dịch. Nó sẽ giải quyết được bài toán an sinh cho người lao động và đặc biệt là giảm ngân sách chi cho an sinh xã hội. Dù sao doanh nghiệp tự lo cho người lao động sẽ tốt hơn ngân sách chi ra hàng chục, trăm ngàn tỷ để làm công tác này. Ngân sách sẽ dành cho chống dịch và hỗ trợ những người lao động tự do, nông nghiệp và nông thôn.

3. Giảm và hoãn nộp tiền điện 6 – 12 tháng. Thay vì thu ngân sách về rồi sau đó đưa ra những chương trình hỗ trợ thì hãy trừ trực tiếp trên đơn giá. Làm theo phương pháp này sẽ rất nhanh, kịp thời, không tốn kém công sức, tiền bạc tính toán việc giải ngân… và đặc biệt là rất minh bạch.

Trong vài tháng tới, nếu may mắn dịch bệnh được khống chế, doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn sẽ còn rất nhiều khó khăn vì nhu cầu tiêu dùng vẫn còn thấp, chi phí nguyên vật liệu, logistic, kho vận, nhân sự… tất cả đều cao. Vì vậy, chắc chắn năm 2021 không còn nghi ngờ gì nữa, các doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn và bết bát.

Ngày trước ngân sách còn nhiều nguồn thu lớn như dầu mỏ, tài nguyên, khoáng sản. Nhưng những thứ đó ngày càng cạn kiệt thì nguồn thu từ doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lúc này đây, chính phủ miễn, giảm một số khoản mục trên đây có thể làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trước mắt. Nhưng nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục sống và ở lại với trần gian để duy trì nguồn thu ổn định trong dài hạn.

Lúc này đây, chỉ cần một doanh nghiệp lớn bị mất thanh khoản thôi, nguy cơ sụp đổ dây chuyền là rất lớn. Lúc đó cả nền kinh tế sẽ như con tàu Titanic ngày nào, mọi chính sách khó mà cứu được con tàu đắm. Hy vọng chính phủ sẽ sớm có những biện pháp nhanh, quyết liệt, sát với thực tế ở hạ giới hơn để giúp các doanh nghiệp qua cơn bĩ cực.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Mai Quốc Bình Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả