menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Hải

Giảm thiểu rủi ro môi trường

Một văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng được chú ý gần đây đó là NHNN Việt Nam lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD.

Các nội dung tại dự thảo thông tư bám sát các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Các TCTD. Theo ban soạn thảo, quản lý rủi ro môi trường là yêu cầu đã được đặt ra nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh. Việc đưa yếu tố môi trường vào hoạt động cấp tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho TCTD khi xảy ra rủi ro môi trường. Sau là tác động gián tiếp yêu cầu khách hàng vay vốn tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. “Thông tư ban hành nhằm mục đích tạo ra khuôn khổ pháp lý chung, yêu cầu bắt buộc TCTD thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng”, ban soạn thảo cho hay.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ, yêu cầu bắt buộc TCTD thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là cần thiết trong bối cảnh hiện tại và phù hợp với xu hướng của thế giới. Trên thực tế, nhận thức rõ về tầm quan trọng thúc đẩy tín dụng xanh và tài chính bền vững, trong vòng hơn 5 năm trở lại đây NHNN ban hành rất nhiều chính sách quan trọng để hiện thực hoá mục tiêu này.

Đơn cử, đầu năm 2015, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tiếp đến, NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Đặc biệt, năm 2018, NHNN đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam và phối hợp với IFC ban hành Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường – xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho 10 ngành kinh tế…

Đây là “cẩm nang” rất quan trọng giúp các ngân hàng nhận diện và chủ động quản lý các rủi ro môi trường – xã hội có thể gây tác động xấu, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án được cấp tín dụng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng…

Về phía các TCTD cũng đã triển khai tích cực, từ năm 2015-2020, nhiều ngân hàng từ nhóm Big 4 như VietinBank, BIDV, Agribank và một số NHTMCP như VPBank, HDBank, TPBank… được đánh giá là có chính sách thúc đẩy tín dụng xanh hiệu quả, định hướng rõ ràng, phù hợp với ngành ngân hàng và điều kiện kinh tế nước ta, đồng thời có nhiều đóng góp nổi bật trong cung ứng tín dụng xanh cho nền kinh tế cũng như tham gia các dự án tài chính xanh với các tổ chức tài chính thế giới, đem lại nhiều lợi thế trong phát triển nền kinh tế xanh của Việt Nam.

Tuy đã có những cải thiện nhất định cả về chất và lượng, nhưng trên tổng thể, tín dụng xanh vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, việc triển khai do còn mới mẻ nên có chậm chạp, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của tín dụng xanh. Số lượng các ngân hàng xây dựng hoàn thiện Hệ thống quản lý môi trường và xã hội nội bộ để phục vụ việc đánh giá các tác động về môi trường và xã hội trong quá trình thẩm định, cấp tín dụng còn khiêm tốn.

Dẫu rằng, giai đoạn này ngân hàng còn bộn bề những công việc phải giải quyết hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế như cơ cấu lại các khoản nợ, miễn giảm lãi vay... Song, đến thời điểm này, các ngân hàng không thể chần chừ đối với việc xây dựng, hoàn thiện các hệ thống đánh giá rủi ro về môi trường – xã hội trong quy trình thẩm định cấp tín dụng nữa vì dự kiến Thông tư trên sẽ có hiệu lực thi hành 1/1/2022 cùng với thời điểm thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Mà theo quy định nêu trong dự thảo, chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, các ngân hàng phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng và gửi về NHNN.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng nên sớm nghiên cứu, ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng để theo kịp tiến độ ban hành Thông tư của NHNN. Giới chuyên môn cũng kỳ vọng, các chính sách của ngân hàng khi đề cao quản lý rủi ro môi trường ngay từ xét thẩm định cấp nguồn vốn sẽ thay đổi nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, tài chính bền vững.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại